9+ Tác dụng của Cây Duối đối với sức khỏe có thể bạn không biết

9+ Tác dụng của Cây Duối đối với sức khỏe có thể bạn không biết

9+ Tác dụng của Cây Duối đối với sức khỏe có thể bạn không biết

Ở các vùng nông thôn Việt Nam, không khó để bạn bắt gặp cây duối. Đây là loại cây thường được người ta trồng làm cảnh hoặc hình thành hàng rào cho gia đình, ngõ xóm. Thế nhưng, ít biết rằng, cây duối lại mang giá trị tuyệt vời đối với sức khỏe con người.

Theo kinh nghiệm dân gian, cây duối có khả năng trị nhức đầu, mụn nhọt, lợi tiểu, lợi sữa, giảm trướng bụng khá hiệu quả…

Chắc hẳn khi tìm hiểu về loại cây này bạn sẽ không khỏi bất ngờ về nhiều điều thú vị. Hãy cùng theo dõi thông tin được bài viết ngay sau đây bật mí bạn nhé!

Cây duối

Cây duối quen thuộc tại các làng quê Việt Nam

Mẹo trị bệnh từ cây duối

Là một người con của vùng đồng bằng Bắc Bộ, anh H.T Thảo, 35 tuổi, quê Ninh Bình từ nhỏ đã gắn bó với cây duối. Loại cây được cha anh trồng làm cảnh trong sân vườn nhà, cũng như làm nên bờ rào “huyền thoại”.

Cứ mỗi độ hè về, hàng rào duối lại cho quả chín vàng óng, có thể ăn được, khiến đảm trẻ trong làng rất thích thú bởi vị ngọt thơm.

Không chỉ thế, sau này lớn lên, anh còn biết chức năng của cây duối còn vô cùng tốt cho sức khỏe, góp phần hỗ trợ trị một số loại bệnh thường gặp, đạt kết quả cao.

Thời gian gần đây, anh Thảo gặp phải chứng bí tiểu. Anh đã lấy 20g cành cùng rễ cây duối, sau đó rửa sạch, thái mỏng. Cho vào ấm, thêm 500ml để sắc còn 250ml. Hàng ngày, chia uống hết 3 lần, 1 liệu trình kéo dài 10 ngày đã giúp anh đi tiểu bình thường.

“Trong cuộc sống thường ngày, có nhiều loại cây mọc dại xung quanh chúng ta nhưng lại tốt cho sức khỏe, và cây duối là một minh chứng rõ nét nhất. Tôi rất vui mừng khi quyết định chọn cây duối trị chứng bí tiểu lại tốt đến vậy” – anh Thảo hồ hởi ra mặt.

Tác dụng của cây duối

Không chỉ làm cây cảnh, hàng rào, cây duối còn chữa bệnh hiệu quả

Thận trọng khi sử dụng cây duối chữa bệnh

Là một trong những người mắc bệnh sỏi thận, đã từng áp dụng nhiều phương pháp tây y, song tình hình không mấy khả quan, anh N.N Dung, 40 tuổi, tại Nam Định đã tìm hiểu, biết được cây duối có thể hỗ trợ điều trị bệnh.

Không khó để tìm kiếm được loại dược liệu thiên nhiên phục vụ việc chữa bệnh. Thế nhưng, thật kém may mắn, khi anh uống nước lá duối, cơ thể lập tức phản ứng, xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn mửa và được người nhà đưa đi cấp cứu.

Thực tế, cây duối với thành phần chứa nhiều chất thiết yếu bảo vệ sức khỏe con người, dù vậy việc có đem lại kết quả hay không còn phụ thuộc chính vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh mỗi người.

Vì thế, để tránh gặp phải tình huống xấu, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia, từ đó có cách thức sử dụng sao cho phù hợp, an toàn.

Cây duối là cây gì?

Cây duối có tên khoa học Streblus asper Lour, thuộc họ dâu tằm Moraceae, còn được gọi bằng tên câu ruối, duối nhám, duối dai hay hoàng anh mộc. Người dân tộc Tày gọi cây duối là may xói.

Cây thường mọc hoang ở nhiều nơi, hoặc trồng lấy bờ rào, toàn thân có nhựa mủ trắng. Bởi thân, cành khúc khuỷu nên nhiều người trồng làm bonsai.

Đặc điểm cây duối

Đặc điểm cây duối

Đặc điểm của cây duối

Duối thuộc loại cây thân gỗ, nhỏ, cao 4-5m. Lá duối hình trứng ngược, cứng, mặt lá nhám, mép khía răng, dài chừng 3-7cm, rộng 3cm, các lá mọc so le nhau.

Cây duối là loại cây đơn tính khác gốc, vì thế mỗi cây lại chỉ trổ hoa cái hoặc hoa đực. Hoa cái có màu lục, hoa đực màu vàng, hình cầu, chúng có thể mọc lẻ hoặc theo chùm.

Quả duối hình cầu, hợi dẹp nhỏ, to bằng cỡ đầu ngón tay út. Thời điểm quả chín cho màu vàng ruộm, có thể ăn được.

Tuổi đời của cây duối sống lâu năm, sinh trưởng và phát triển được cả ở những khu vực đất cằn cỗi. Tận dụng thành công những đặc trưng vốn có, những người nghệ nhân tay nghề cao đã kiến tạo nên tác phẩm bonsai nghệ thuật từ cây duối, đem lại giá trị cao.

Phân bố, thu hái, chế biến cây duối

Cây duối phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, miền Nam Trung Quốc, Philippin, Xri Lanca, Mianma, Inđônêxia…

Tại Việt Nam, cây duối mọc hoang các vùng đồi núi, thường được người dân trồng làm hàng rào ở khắp làng xóm nơi thôn quê. Cây gieo bằng hạt hoặc trồng bằng cành.

Các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc, người ta thu hái quanh năm. Mủ sử dụng tươi trực tiếp, còn lá, cành, rễ được rửa sạch, thái ngắn, đem phơi khô hoặc sao vàng, tích trữ dùng dần khi cần thiết.

Thành phần hóa học của cây duối

Trong mủ của cây duối có nhựa 76% và cao su 23%. Ở vỏ cây có các chất quan trọng gồm asperosid, streblosid, một pregnan glycosid.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học còn tìm thấy cây duối chứa acid oleanolic, β-sitosterol, botulin, n-triacontan, tetracontan-3-on, stigmasterol. Chất đắng ở vỏ duối tác dụng tốt với cơ tim, đặc biệt phải kể đến tính năng trợ tim của hoạt chất glycoside.

Công dụng của cây duối

Cây duối chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng

Công dụng dược lý của cây duối

Theo Đông y, cây duối có vị đắng, chát, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, cầm máu, thông huyết, chữa lỵ, đau bụng, trị sâu răng, tốt cho xương khớp, chữa gãy xương.

Tác dụng của cây duối

Duối từ xa xưa đã được kinh nghiệm dân gian ứng dụng vào việc trị nhức đầu, chữa mụn nhọt, đau nhức răng, lợi sữa, thông tiểu, chữa tiểu đục, giảm trướng bụng… Cụ thể chức năng của từng bộ phận trên cây duối như sau:

Lá duối được dùng trong việc chữa viêm sưng đường tiểu, trị bệnh bạch đới khí hư, chống chứng tiểu khó, bệnh kiết lỵ, ngăn ngừa phù thũng, xúc tiến trữ lượng sữa ở mẹ sau sinh. Lá duối còn được chế biến trị mụn nhọt đầu đinh, lở loét da.

Hạt duối mang lợi ích đối với chứng chảy máu cam, tiêu chảy, tốt cho bệnh bạch ban.

Vỏ cây duối nấu nước sắc dùng được cho bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, Tình huống giải độc rắn cắn nhai trực tiếp.

Rễ duối được xem phương thức hạ sốt, chống kiết ly, giảm đau, giảm viêm sưng, an thần, chống động kinh.

Đặc tính mủ cây duối sát trùng, trị đau gót, bàn tay nứt nẻ, áp dụng hiệu quả trên màng tang thái dương, làm dịu tình trạng đau dây thần kinh đầu.

Cây duối chữa bệnh gì?

Việc áp dụng cây duối vào quá trình chữa trị một số loại bệnh thường gặp đã được dân gian ghi nhận công hiệu. Song, không phải bất cứ ai cũng biết cách dùng liều lượng phù hợp đối tượng, tình trạng bệnh.

Bài thuốc từ cây duối

Cây duối hình thành nhiều bài thuốc bổ ích

Vì thế, bạn đừng bỏ qua những thông tin tiếp theo được bật mí ngay sau đây. Rất nhiều bài thuốc hữu ích để bạn tham khảo.

1. Chữa bí tiểu, nước tiểu màu đỏ do nóng trong

Chuẩn bị 20g cành và rễ cây duối, đem rửa sạch, thái mỏng. Bạn cho dược liệu vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn lấy 250ml nước, chia uống ngày 3 lần trong ngày. Áp dụng liệu trình 10 ngày để cải thiện tình hình.

2. Chữa đái buốt, nước tiểu đục

Sử dụng vỏ rễ của cây duối, kết hợp rễ cây nhót rừng, mỗi thứ 20g, rồi sao vàng nguyên liệu. Lấy thêm râu ngô, bông mã dề, bạch mạo căn mỗi vị 30g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc tất cả cùng 750ml nước, giữ lại 300ml, chia ngày uống 3 lần.

3. Chữa phù thũng

Bạn dùng 12g lá duối, 12g vỏ bưởi (sao vàng), cây bố rừng và vỏ quýt mỗi thứ 12g, thêm vỏ tỏi 10g, củ sả 10g. Sắc dược liệu với 600ml nước, lấy còn 200ml, một thang đun 2 nước để uống trong ngày.

4. Bó gãy xương

Trường hợp bị gãy xương, bạn chỉ cần lấy vỏ duối đem giã nhỏ cùng lá thanh táo, chuối tiêu, dây tơ hồng rồi đắp bó.

5. Trị đau nhức đầu do thay đổi thời tiết

Từ nhựa cây duối, bạn phết lên hai miếng giấy trắng đường kính 3cm. Thêm lên lớp nhựa chút vôi tôi, trộn đều vào nhựa duối, dùng dán giấy lên hai bên thái dương. Ngày thực hiện 1-2 lần sẽ phát huy khả năng giảm đau rõ rệt.

Cây duối trị đau nhức đầu

Giảm chứng đau nhức đầu mỗi khi thay đổi thời tiết với nhựa duối

6. Trị sâu răng

Vỏ cây duối tươi khi thu về, bạn rửa sạch, ngâm cùng rượu đặc. Khoảng 10 ngày là dùng được. Khi bị đau nhức do răng sâu, bạn dùng bông tẩm rượu, chấm vào chỗ sưng đau sẽ cho hiệu quả tức thì.

7. Bài thuốc lợi sữa

Cần có 50g lá dưới tươi, hoặc 20g lá duối khô, sắc thành nước uống cho mẹ sau sinh hàng ngày giúp cải thiện tình trạng thiếu sữa.

8. Trị mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ)

Tại vị trí sưng đau do mụn nhọt hoành hành, bạn lấy nhựa duối, tẩm vào giấy bản và dán lên. Giữ nguyên trong 3 giờ đồng hồ, ngày tiến hành 2 lần.

9. Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận

Đối với người bệnh bị sỏi thận, hàng ngày hái khoảng 15 lá duối, rửa sạch rồi ngâm nước muối khử trùng. Tiếp theo, cho vào máy xay sinh tố, thêm 250ml nước xay nhuyễn. Lọc lấy nước uống trước khi đi ngủ.

Kiên trì việc uống nước lá duối xay khoảng 1 tuần, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng bệnh có sự thuyên giảm đáng kể. Sau đó, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên nghiệp để được kiểm tra tình trạng bệnh.

Trường hợp kích thước sỏi có tín hiệu tích cực, dừng vài ngày rồi tiếp tục liệu trình theo bài thuốc cây duối cho đến khi sỏi tan hoàn toàn. Nhưng nếu không có thay đổi, hãy chuyển sang phương pháp trị bệnh khác.

Cây duối trị sỏi thận

Nhiều bệnh nhân sỏi thận ghi nhận công hiệu từ bài thuốc cây duối

Thực tế, lá duối chỉ có hiệu quả chữa sỏi thận khi viên sỏi còn nhỏ, chưa quá lớn, cơ thể người bệnh chưa xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Kết quả còn phụ thuộc vào thể trạng mỗi người, liều lượng cùng thành phần bài thuốc gia giảm khác nhau.

Những ai nên dùng cây duối?

Cây duối phù hợp cho hầu hết mọi người dùng khi gặp phải một số triệu chứng như tiểu đục, tiểu buốt, phù thũng, thường xuyên đau đầu do thay đổi thời tiết, người bị sâu rằng, bệnh nhân sỏi thận…

Đối tượng không nên dùng cây duối

Mặc dù cây duối lành tính, đem lại nhiều giá trị lợi ích cho con người. Tuy vậy, có thể do cơ địa hay sức khỏe người dùng không tương thích thành phần dược liệu nên cần cẩn trọng khi sử dụng cho các đối tượng gồm trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi…

Điều quan trọng nhất để bạn bảo vệ cơ thể đó là nắm vững tình hình bệnh mình gặp phải, nên thử nghiệm trước khi dùng lượng lớn cây duối chữa bệnh nhằm đảm bảo không bị kích ứng. Đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia để có cách thức áp dụng hợp lý.

Hy vọng bài viết trên đây phần nào hữu ích đối với bạn trong quá trình lựa chọn cây duối chăm sóc sức khỏe.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Bài Cùng Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

Leave a Comment