Acetyl cystein

Acetyl cystein

Acetyl cystein (hay N-acetyl cysteine) được dùng làm thuốc tiêu chất nhầy nhớt trong các bệnh lý đường hô hấp có đờm và nhầy đặc quánh và để làm sạch nhầy khi mở phế quản. Ngoài ra, đây còn là hoạt chất đình đám để giải độc paracetamol.

Tác dụng

N-acetyl cysteine có tác dụng gì?

N-acetyl cysteine ​​được sử dụng để tiêu đờm trong các trường hợp:

  • Điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính
  • Viêm mũi
  • Viêm thanh quản
  • Viêm xoang
  • Viêm tai giữa tiết dịch
  • Làm sạch nhầy trong các trường hợp mở phế quản.

Acetyl cystein ​​cũng được sử dụng để giải độc trong các trường hợp quá liều gây ngộ độc paracetamol.

N-acetyl cysteine có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Dạng bào chế và hàm lượng

Acetyl cystein có dạng:

  • Bột uống, đóng gói 2 gam.
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc hít.

Liều dùng thông thường của Acetyl cystein là gì?

  • Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: Uống 1 gói/ lần x 3 lần/ ngày.
  • Trẻ em 2 – 7 tuổi: Uống 1 gói/ lần x 2 lần/ ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng Acetyl cystein như thế nào?

Bạn hòa tan gói thuốc trong cốc đã có sẵn nước đun sôi để nguội, uống ngay sau khi pha.

Dạng thuốc hít bạn cần có máy thở khí dung bằng nhựa hoặc thủy tinh và dùng thuốc theo chỉ dẫn trên máy.

Bạn có thể xem chi tiết

Hướng dẫn cách sử dụng máy thở khí dung tại nhà

cách dùng acetyl cystein

Hãy sử dụng Acetyl cystein vào cùng một thời gian giống nhau mỗi ngày.

Thuốc tiêm tĩnh mạch được thực hiện bởi nhân viên y tế.

Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng quá liều?

Việc dùng thuốc quá liều có triệu chứng giống như sốc phản vệ, nhưng nặng hơn nhiều, đặc biệt là hạ huyết áp. Các triệu chứng khác bao gồm suy hô hấp, tan máu, đông máu rải rác nội mạch và suy thận.

Quá liều acetylcystein xảy ra khi tiêm truyền quá nhanh và với liều cao.

Nếu bạn uống thuốc này quá liều hoặc nghi ngờ quá liều, tốt nhất nên thông báo với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Làm gì nếu quên một liều?

Bạn sử dụng liều đã quên ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc thông thường của bạn. Không sử dụng liều gấp đôi để bù cho liều đã bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng N-acetyl cysteine?

Thuốc Acetyl cystein có giới hạn an toàn rộng nhưng vẫn có thể gây một số tác dụng không mong muốn sau đây:

  • Thường gặp: buồn nôn, nôn
  • Ít gặp: buồn ngủ, nhức đầu, ù tai; viêm miệng, chảy nước mũi nhiều; phát ban, mày đay
  • Hiếm gặp: co thắt phế quản kèm phát ứng dạng phản vệ toàn thân; sốt, rét run.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng N-acetyl cysteine bạn nên biết những gì?

Thuốc này chống chỉ định cho người có tiền sử hen vì nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetyl cystein; quá mẫn với thành phần của thuốc và trẻ em dưới 2 tuổi.

Thận trọng khi dùng thuốc với các đối tượng sau:

  • Có nguy cơ phát hen
  • Người có tiền sử dị ứng.

Lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác thuốc

tương tác thuốc acetyl cystein là thuốc gì

Acetyl cystein có thể tương tác với thuốc gì?

Các thuốc có thể tương tác với N acetyl cysteine bao gồm:

  • Chất có tính oxy hóa
  • Thuốc ho
  • Thuốc giảm bài tiết phế quản
  • Than hoạt tính khi dùng Acetyl cystein đường uống (vẫn còn tranh cãi).

Thuốc Acetyl cystein có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thuốc không tương tác với thực phẩm.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc Acetyl cystein như thế nào?

Bảo quản Acetyl cystein ở nơi khô mát, dưới 30 độ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Khi thấy bột thuốc ẩm mốc, gói thuốc bị rách, nhãn thuốc bị mờ hay có biểu hiện nghi ngờ khác phải đem thuốc tới hỏi tại nơi bán hoặc nhà sản xuất.

Chuyên mục: Thông tin thuốc

Nguồn: hellobacsi.com

Leave a Comment