ánh giá tác dụng của Thể châm trong hỗ trợ điều trị THA

ánh giá tác dụng của Thể châm trong hỗ trợ điều trị THA

Tăng huyết áp là một bệnh rất phổ biến trên khắp thế giới. Ở nước ta, sau một cuộc điều tra nhiều vùng trong toàn quốc năm 1992, GS. Trần Đỗ Trinh cho biết: khoảng 4,6 triệu người bị tăng huyết áp trong tổng số dân nước ta là 64,6 triệu. Điều đáng cho ta lo ngại là con số đó năm 1960 chỉ khoảng 1%. Nói cách khác, trong 30 năm đó số người tăng huyết áp đã tăng gấp 12 lần từ 1% lên đến 12% ở người lớn.
Gần đây nhất một cuộc diều tra do Viện Tim mạch học Việt Nam và Sở Y tế Hà Nội cùng làm năm 1999 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp trong khu vực Hà Nội là 16% ở tuổi trưởng thành, từ 16 tuổi trở lên.
Tỷ lệ tăng huyết áp khác nhiều theo lứa tuổi. Ở lứa tuổi 25 đến 34, tỷ lệ này là 6,68% nhưng nếu xem lứa tuổi già hơn từ 65 đến 74 tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp là 47%, nghĩa là cứ 2 người lại có 1 người tăng huyết áp [7], [10], [27] . Ở các nước tỷ lệ tăng huyết áp cũng vào khoảng 15% đến 25% ở người lớn.
Tăng huyết áp ngày nay đã trở thành vấn đề thời sự không chỉ bởi tốc độ gia tăng nhanh chóng mà còn bởi tính chất nguy hiểm của căn bệnh này. Người ta thường nói đến THA như là một ”tên giết người thầm lặng” vì các triệu chứng thường rất nghèo nàn nhưng những biến chứng của nó lại rất nghiêm trọng, không những ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh mà còn tạo ra gánh nặng cho xã hội. Ngành Y tế trong nhiều năm vừa qua đã và đang cố gắng để tìm ra các phương pháp phòng và điều tra THA có hiệu quả,trong đó y học cổ truyền cũng đã có nhiều đóng góp tích cực. Với mục tiêu chung đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu :
”Đánh giá tác dụng của Thể châm trong hỗ trợ điều trị THA” nhằm 2 mục tiêu là:
Một là :    đánh giá hiệu    quả    của liệu    pháp    thể    châm    tới    sự thay    đổi chỉ    số
huyết áp ở bệnh nhân THA trước và sau châm.
Hai là : Đánh giá sự cải thiện của một số triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân THA trước và sau một liệu trình châm.

Leave a Comment