Ảnh hưởng của bức xạ gamma liều 25 gy đối với hồng cầu trong khối hồng cầu lưu trữ
Chiếu xạ gamma là một phương pháp được sử dụng phổ biến để bất hoạt các bạch cầu lymphô T có trong các sản phẩm máu nhằm ngăn ngừa bệnh ghép chống chủ sau truyền máu (PT – GVHD) cho những người nhận bị suy giảm miễn dịch Nhưng phương pháp chiếu cần phải xác định để không gây ra những tác động không tốt tới những thành phần máu khác Mục tiêu: Đánh giá tác dụng phụ của chiếu xạ gamma liều 25 Gy theo các phương thức khác nhau đối với hồng cầu trong khối hồng cầu lưu trữ. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: 30 khối hồng cầu (KHC) mỗi khối hồng cầu được chia thành 3 phần và được xử lý theo 3 cách khác nhau tạo nên 3 nhóm mẫu nghiên cứu: 1) Tự chứng, không chiếu xạ; 2) chiếu xạ ngay rồi lưu trữ;
3) Lưu trữ rồi chiếu xạ sau , ngay trước thời điểm cần làm các thử nghiệm đánh giá. Các mẫu đều được lưu trữ 35 ngày ở 4 – 60C và đo sức bền hồng cầu (SBHC), lượng huyết sắc tố tự do (fHST) trong dung dịch (dd) bảo quản vào ngày thứ 1, 7, 14, 21, 28, 35. Kết quả: 1) Sức bền hồng cầu giảm và fHST tăng theo thời gian ở cả 3 nhóm, mức độ tăng có ý nghĩa chỉ thấy ở những mẫu đã lưu trữ trên 28 ngày; 2) Sức bền hồng cầu giảm mạnh từ ngày 28 trở đi (p < 0,05) và lượng fHST tăng mạnh từ ngày 14 trở đi (p < 0,001) ở nhóm 2 khi so sánh với nhóm chứng và nhóm 3, không có sự khác biệt giữa nhóm 1 và nhóm 3. Kết luận: 1) Chiếu xạ gamma liều 25 Gray chỉ ảnh hưởng tới hồng cầu trong KHC lưu trữ khi KHC được chiếu xạ ngay lúc mới sản xuất và đã lưu trữ trên 14 ngày; 2) Chiếu xạ gamma khối hồng cầu ngay trước khi sử dụng thì chất lượng không thay đổi so với trước chiếu xạ.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích