Ảnh hưởng của cao quả nhàu (morinda citrifolia) lên số lượng lympho bào tcd3, lympho bào bcd19 và khả năng tiết cytokin il2, tnf trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid
Cây nhàu (Morinda citrifolia L. Rubiaceae), một trong những dược liệu được nhân dân sử dụng lâu đời với mục đích nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Trong các nghiên cứu trước của chúng tôi, trên chuột nhắt trắng cao quả nhàu liều 6 g/kg trên cả hai mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng tia xạ và CY đều có tác dụng làm tăng cường khả năng hồi phục các tổn thương trên hệ miễn dịch thông qua phục hồi số lượng tế bào, chức năng của các lympho bào B (Tăng tỷ lệ tạo hoa hồng mẫn cảm và quầng dung huyết), chức năng của các lympho bào T [1], tăng số lượng dưới nhóm của các lympho bào T CD4, CD8 và sự chuyển dạng các lympho bào trong môi trường nuôi cấy trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid [2].
Đặc biệt gần đây nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu về quả của cây nhàu trồng ở
Hawaii và bước đầu đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu khả quan về tác dụng chống ung thư, chống oxyhóa và kích thích miễn dịch [7, 8, 9]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá sâu hơn về cơ chế tác dụng
trên miễn dịch của quả nhàu: đánh giá số lượng lympho bào TCD3, BCD19, định lượng nồng độ IL2 và TNF.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Chất liệu và đối tượng nghiên cứu Thuốc:
– Cao quả nhàu được chiết xuất trong hỗn hợp dung môi cồn ethylic và nước, được cô đặc đến tỉ lệ 1:5 (1 gam cao từ 5 gam dược liệu khô) do Công ty Nacatifoods cung cấp. Khi sử dụng, cao thuốc được pha loãng trong dung môi nước thành các nồng độ khác nhau.
– Levamisol dạng bột chuẩn đạt hàm lượng 99% do viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương cung cấp.
* Đối tượng nghiên cứu: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, khoẻ mạnh, cân nặng 20 – 22g của viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương. Súc vật được nuôi dưỡng trong điều kiện chuẩn phòng thí nghiệm của bộ môn Dược lý.
2. Phương pháp nghiên cứu
Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 4 lô:
Lô1: Chứng sinh học: không tác động gì, hàng ngày uống nước cất 0,2ml/10g chuột.
Lô2: Mô hình: tiêm CY màng bụng liều 200 mg/kg + uống nước cất hàng ngày 0,2ml/10g.
Lô3: Chứng dương:tiêm CY màng bụng liều
200 mg/kg + uống levamisol hàng ngày liều 100mg/kg.
Lô 4: Thuốc thử: tiêm CY màng bụng liều 200 mg/kg + uống cao quả nhàu hàng ngày liều 6 g/kg.
Các lô chuột sau khi được tiêm CY và được uống thuốc hoặc nước cất liên tục trong 5 ngày, ngày thứ 6 giết chuột, lấy máu động mạnh cảnh, bóc tách lấy tổ chức lách để lầm
các xét nghiệm.
* Các thông số nghiên cứu:
– Xác định số lượng lympho bào TCD3, BCD19 bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
– Định lượng nồng độ IL2 và TNF bằng phương pháp ELISA, chế phẩm của Hãng Invitrogen Caltag, CA 94010, Mỹ.
* Tách tế bào lách từ tổ chức lách, nuôi cấy tế bào lách và định lượng cytokine:
Phá hồng cầu khỏi hỗn dịch tế bào lách bằng dung dịch NH4Cl 0,83%. Rửa ba lần hỗn dịch tế bào lách bằng Hanks. Đếm tế bào lách. Nuôi cấy tế bào 1 x 106 tế bào/ 1ml môi trường nuôi cấy. Môi trường nuôi cấy là F2 + 10% FCS (Fetal Calf Sera). Thêm vào môi trường nuôi cấy đó có tế bào 3 µl PHA/1ml môi trường nuôi cấy. Ủ ở 37oC trong 48h, ly tâm lấy dịch nổi.
* Đếm tế bào TCD3, BCD19 bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang:
Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp với các chế phẩm của Hóng Invitrogen Cal- tag, CA 94010 (Mỹ) ở tế bào lách phân lập.
* Số liệu được trình bày X ± SE, được xử lý thống kê theo t – test Student và test trước – sau.
Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của cao mềm quả nhàu lên số lượng lympho bào T CD3, B CD19
trong lách và khả năng tiết cytokine của các tế bào lympho nuôi cấy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cao quả nhàu tỉ lệ 1:5 (1 g cao chứa 5 gam dược liệu) cho chuột nhắt uống liều 6g/kg thể trọng, liên tục 5 ngày sau khi bị tiêm màng bụng CY liều 200 mg/kg. Lấy tế bào lympho lách để nuôi cấy trong 48 tiếng, đánh giá số lượng lympho bào TCD3, BCD19 bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang, định lượng nồng độ IL2 và TNFỏ bằng phương pháp ELISA. Kết quả: cao quả nhàu làm tăng số lượng lympho bào TCD3, BCD19 trong lách, tăng nồng độ IL2 và TNF của các tế bào lỵmho lách nuôi cấy. Kết luận: cao quả nhàu liều 6g/kg có tác dụng kích thích miễn dịch đặc hiệu thông qua làm tăng số lượng lympho bào TCD3, BCD19 và khả năng tiết các cytokin trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng CY
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích