ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO CẤP CỨU NHI ĐẾN VẬN CHUYỂN CẤP CỨU TỪ TUYẾN TỈNH ĐẾN BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO CẤP CỨU NHI ĐẾN VẬN CHUYỂN CẤP CỨU TỪ TUYẾN TỈNH ĐẾN BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Vận chuyển cấp cứu là một trong ba thành tố hết sức quan trọng trong hệ thống cấp cứu.  Nhiều  nghiên  cứu  chỉ  ra  rằng  vận chuyển bệnh nhi cấp cứu ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cấp cứu và tỉ lệ tử vong. Theo Geefjhysen (1998) nghiên cứu ở Malaysia nhận thấy bằng việc tổ chức tốt hệ thống vận chuyển cấp cứu đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em [3]. Còn Samdi và cộng sự cho rằng đầu tư cho xe vận chuyển cấp cứu và cải thiện hệ thống thông tin, đã làm giảm 50% các trường hợp tử vong trong cấp cứu…[4]. Ở Việt Nam, vận chuyển cấp cứu còn là một khâu yếu và chưa được coi trọng một cách đúng mức trong hệ thống cấp cứu. Để từng bước củng cố và phát triển hệ thống  cấp  cứu  nhi  khoa,  nghiên  cứu  này nhằm mục  tiêu:  Đánh giá ảnh hưởng của đào tạo cấp cứu đến vận chuyển cấp cứu bệnh  nhi nặng từ tuyến Tỉnh đến khoa cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung ương

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Đối tượng nghiên cứu

Tất  cả  các  trường  hợp  bệnh  nhi  nặng được vận chuyển từ các bệnh viện tỉnh đến khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Trung ương.

2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu can thiệp. Tiến hành 2 lần khảo sát chuyển viện bằng điền mẫu phiếu điều tra qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ vận chuyển, thăm khám bệnh nhi và nghiên cứu hồ sơ chuyển viện. Tiến hành đào tạo cấp cứu nhi nâng cao trong thời gian giữa 2 lần khảo sát. Gửi thư, gọi điện thoại phản hồi đến các bệnh viện có bệnh nhi chuyển viện đến bệnh viện nhi Trung ương trong suốt quá  trình  nghiên  cứu.  Số  liệu  được  làm sạch và xử lý theo phương pháp thống kê y học.

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của đào tạo cấp cứu đến vận chuyển cấp cứu từ tuyến tỉnh đến bệnh viện Nhi Trung ương. Khảo sát lần 1: 100% trường hợp không liên hệ trước khi chuyển. Một cán bộ vận chuyển  chiếm 89% với 81% là điều dưỡng. 84% cán bộ chưa được đào tạo cấp cứu nhi, trên 70% không biết xử trí cấp cứu. Tỉ lệ tử vong trên đường vận chuyển là 4,7%. Khảo sát lần 2: 70% có liên hệ trước khi chuyển viện, 35% cán bộ được đào tạo cấp cứu. Kỹ năng cấp cứu hô hấp, tuần hoàn và theo dõi bệnh nhi đã được cải thiện. Từ những kết quả trên rút ra kết luận hầu hết các trường hợp vận chuyển cấp cứu là không an toàn. Đào tạo cấp cứu nhi đã góp phần nâng cao chất lượng vận chuyển cấp cứu của tuyến tỉnh.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment