ảnh hưởng của hải mã và hải mã-nhân sâm lên cấu trúc hình thái tinh hoàn chuột cống trắng
Cho chuột cống trắng đực, uống Hải mã và Hải mã-Nhân sâm với các liều khác nhau. Sau 2 tuần uống thuốc, quan sát cấu trúc vi thể tinh hoàn chuột, các tác giả nhận thấy:
– Hải mã và Hải mã+Nhân sâm không làm thay đổi cấu trúc bình thường của biểu mô tinh và tuyến kẻ tinh hoàn.
– Đường kính trung bình của các ống sinh tinh của tất cả các nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa và đều lớn hơn so với ở chuột nhóm chứng không uống Hải mã và Hải mã+Nhân sâm.
– Tỷ lệ các ống sinh tinh có biểu hiện hoàn thành quá trình sinh tinh ở tinh hoàn các nhóm nghiên cứu đều tăng có ý nghĩa so với ở chuột nhóm chứng không uống Hải mã và Hải mã+Nhân sâm.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiên nay, tình trạng suy giảm chức năng sinh dôc ở nam giới khá cao. Theo Trần Quán Anh, tình trạng vô sinh của những cạp vợ chổng ở công đổng là 15% trong đó nguyên nhân do nam giới chiếm xấp xỉ 50% [1]. Môt điều tra của Phạm Văn Trịnh cho thấy tình trạng rối loạn cương dương chiếm từ 15,7% ở tuổi 41-50; 28-57% ở tuổi trên 60 [6]. Cùng với việc áp dông các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc tìm ra những cây, con thuốc có tác dông cải thiện chức năng sinh dôc nam là môt việc làm cần thiết.
Hàng ngàn năm nay, trong Y học cổ truyền, Nhân sâm (NS), Hải mã (HM) là những dược liệu quí, có giá trị lớn trong chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ [2], [3]. Trong các thử nghiệm lâm sàng, nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng Nhân sâm có giá trị trong điều trị hôi chứng stress, tăng cường năng lượng, phôc hổi sức khoẻ, phôc hổi trạng thái kiệt sức, tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cải thiện trí nhớ, ngăn cản trạng thái mệt mỏi, phòng bệnh, làm mạnh mẽ cơ thể, cải thiện khả năng hoạt đông tình dôc [2]. Hải mã thường được dùng làm thuốc bổ thận, tráng dương giúp cải thiện tình trạng bất lực hoặc chậm có con [3].
Với môc đích từng bước nghiên cứu ảnh hưởng của Hải Mã và Nhân sâm đến hệ sinh dôc nam, công trình nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu những biến đổi của cấu trúc hình thái tinh hoàn chuột cống trắng sau khi uống các chế phẩm của hai dược liệu này.
II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu
1. Chất liêu nghiên cứu
+ Thân rễ sâm Việt Nam (Panax Vietnamensis) 5 năm tuổi trở lên.
+ Hải mã (Hippocampus) họ Hải long Syngnathidae loại Hải mã gai.
Cả 2 vị thuốc đều được bào chế và đóng thành viên nang tại Viện Dược liệu Trung ương.
2. Đối tượng nghiên cứu
+ 85 chuôt cống trắng đực, chủng Rattus, 2 tháng tuổi, có trọng lượng trung bình là: 147,8
± 27,8g.
+ Tất cả chuột đều được nuôi trong phòng thí nghiêm với cùng điều kiên nhiệt độ, độ ẩm, thời gian sáng/ tối là 12/12 h. Thức ăn và nước uống được cung cấp đẫy đủ.
3. Liều dùng và phân nhóm thí nghiêm
+ Liều dùng: liều I =120mg/100g trọng lượng chuột/ngày.
liều II = 240mg/100g trọng lượng
chuột/ngày.
Loại kết hợp HM+NS được đóng viên nang liều 1/1.
+ Cách dùng: bằng đường uống. Hàng ngày cho chuột uống thuốc vào lúc 9 h sáng, sau 15 phút cho chuột ăn và uống nước như bình thường. Cho uống thuốc liên tục trong 2 tuẫn.
Hết 2 tuẫn, giết chuột bằng cách cắt đẫu: mổ, tách lấy tinh hoàn.
Chuột được chia làm 5 nhóm: 1. Nhóm chứng (17 con) uống nước cất; 2. Nhóm uống Hải mã liều I (17 con); 3. Nhóm uống Hải mã liều II (17 con); 4. Nhóm uống Hải mã + Nhân sâm liều I (17 con); 5. Nhóm uống Hải mã + Nhân sâm liều II (17 con).
4. Kỹ thuật tách lấy tinh hoàn.
Sau 2 tuẫn uống thuốc, giết chuột bằng cách cắt đẫu, mở bìu chuột để bộc lộ tinh hoàn, bóc tách nhẹ nhàng, cắt lấy toàn bộ tinh hoàn chuột, cố định trong dung dịch Bouin.
5. Hoàn thành tiêu bản mô học
Cắt tinh hoàn thành miếng theo mạt cắt ngang các ống sinh tinh. Cố định tiếp bằng Bouin. Đúc khối paraffine. Cắt lát mỏng, mỗi lát có chiều dày 5 đến 7 ụm. Mỗi tinh hoàn lấy 5 lát, mỗi lát cách nhau khoảng 30 ụm. Nhuộm 2 mẫu Hematoxylin – Eosin.
6. Nhận định kết quả và chỉ tiêu nghiên cứu
Quan sát dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 20 đến 200 lẫn. Nhận xét định tính về biểu mô tinh, tuyến kẽ và định lượng theo 2 chỉ số: (a) đường kính trung bình của ống sinh tinh của mỗi chuột và mỗi nhóm chuột; (b) Tỉ lệ các ống sinh tinh hoàn thành quá trình sinh tinh bào và tỷ lệ các ống sinh tinh hoàn thành quá trình tạo tinh trùng. Định lượng bằng trác vi thị kính và phẫn mềm định lượng KS.400 của hãng Carl Zeiss Cộng Hoà Liên bang Đức.
Kỹ thuật mô học và nhận định kết quả được thực hiện tại bộ môn Mô-Phôi học Trường Đại học Y Hà Nội (tháng 8 năm 2002).
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích