ẢNH HƯỞNG CỦA HbA1C ĐẾN ĐƯỜNG HUYẾT VÀ HUYẾT ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LỚN TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN CHU PHẪU

ẢNH HƯỞNG CỦA HbA1C ĐẾN ĐƯỜNG HUYẾT VÀ HUYẾT ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LỚN TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN CHU PHẪU

ẢNH HƯỞNG CỦA HbA1C ĐẾN ĐƯỜNG HUYẾT VÀ HUYẾT ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LỚN TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN CHU PHẪU

Dương Thị Nhị*, Tăng Kim Hồng**
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Đánh giá sự ảnh hưởng của HbA1C đến đường huyết và huyết động trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi giai đoạn chu phẫu
Phương pháp nghiên cứu: 50 bệnh nhân đái tháo đường hơn 60 tuổi, có ASA I – III được phẫu thuật ngoài tim dưới gây mê toàn diện qua nội khí quản tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Trước phẫu thuật bệnh nhân được đo đường huyết, HbA1C, được ghi nhận mạch và huyết áp nền, được yêu cầu thực hiện hai nghiệm pháp đánh giá hệ thần kinh tự động. Trong và sau phẫu thuật bệnh nhân được ghi nhận mạch, huyết áp, đường huyết sau khởi mê, sau đặt nội khí quản 5 phút, sau rạch da 15 phút, sau phẫu thuật 1 giờ, 4 giờ, 8 giờ, 12 giờ, 24 giờ.

Kết quả: 51% bệnh nhân có HbA1C ≥7%, HbA1C ≥7% hay có rối loạn thần kinh tự động không ảnh hưởng đến mạch, huyết áp, đường huyết tại các thời điểm nghiên cứu. Nhưng 2 nhóm bệnh nhân này đều bị giảm huyết áp nhiều hơn 30% so với huyết áp nền ở thời điểm sau khởi mê và sau đặt nội khí quản 5 phút. Tình trạng mạch chậm trước phẫu thuật có ý nghĩa tiên đoán tình trạng mạch chậm sau phẫu thuật (OR = 22,5, p=0,04). Sự tăng đường huyết ở thời điểm sau đặt NKQ 5 phút là yếu tố tiên đoán có ý nghĩa tình trạng tăng đường huyết sau phẫu thuật (OR = 11,9, p = 0,03).

Kết luận: Cần theo dõi sát tình trạng mạch, huyết áp, đường huyết của các bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém hay có rối loạn thần kinh tự động trong giai đoạn chu phẫu.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment