Các hoá chất trừ sâu (HCTS) đã và đang sử dụng ngày càng rông rãi trên thế giới để diệt côn trùng phá hoại mùa màng, góp phần làm tăng năng suất cây trổng. Tuy nhiên mặt trái của nó là gây nhiêm đôc cấp hoặc mạn tính đối với con người và đông vât, điều này hiện vẫn còn chưa được biết đầy đủ. ở nước ta, hàng năm có tới hàng trăm trường hợp ngô đôc, thâm chí tử vong do nhiêm đôc cấp HCTS. Các HCTS đã và đang được sử dụng là phospho hữu cơ (PPHC), carbamat và clo hữu cơ, trong đó, PPHC được sử dụng với số lượng nhiều nhất. Việc sử dụng, quản lý HCTS và trang bị bảo hô hiện còn nhiều vấn đề bất câp, vi vây ngô đôc PPHC còn là bệnh cảnh cấp cứu thường gặp, có xu hướng ngày càng tăng và tỷ lệ tử vong khá cao.
Để điều trị ngô đôc cấp PPHC, ngoài những biện pháp làm tăng đào thải chất đôc, hổi sức hô hấp, tuần hoàn…. việc sử dụng các chất chống đôc như atropin và pralidoxim (PAM) đóng vai trò quan trọng nhằm hạn chế mức đô đôc, tỷ lệ tử vong và các biến chứng [10].
Trong những năm vừa qua, trên thế giới cũng như ở nước ta đã có nhiều công trinh nghiên cứu về tác hại của methamidophos (MAP) – môt HCTS thuôc nhóm phospho hữu cơ, các nghiên cứu về MAP gổm việc đánh giá hàm lượng tổn dư của MAP trong rau quả gây nên các vụ ngô đôc [34], [49], [50], [126], [145], về cải tiến các phương pháp xác định hàm lượng tổn dư của MAP trong thực phẩm, sữa và nguổn nước [30], [60], [89], [149], về nhiêm đôc môi trường [140], về chuyển hoá của MAP [48], [115] và về ảnh hưởng của MAP trên hệ thần kinh của chuôt [131]. Đặc biệt năm 1996, Dowla HA và công sự [61] phát hiện ra rằng, MAP ức chế in vitro đối với enzym superoxid dismutase (SOD) hổng cầu. Trần Đức Phấn (1998) đã chứng minh rằng, MAP có thể gây đôt biến nhiêm sắc thể ở người và môt số chất chống oxy hoá có khả năng làm giảm sự đôt biến này [19]. Phải chăng cơ chế gây đôt biến nhiễm sắc thể của MAP có thể là do chất này ức chế các enzym chống oxy hoá, làm tăng các gốc tự do, làm giảm khả năng chống oxy hoá của cơ thể và tác đông vào nhiễm sắc thể. Để góp phần thêm vào việc nghiên cứu những tác đông của MAP trên tế bào và cơ thể sống, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Ảnh hưởng của hoá chất trừ sâu phospho hữu cơ trên hệ thống enzym chống oxy hoá ở người và thỏ ” nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định ảnh hưởng in vitro của MAP lên khả năng chống oxy hoá của hồng cầu người.
2. Tìm hiểu ảnh hưởng in vivo của liều cấp, các liều bán cấp của MAP trên khả năng chống oxy hoá ở thỏ và vai trò của một số vitamin chống oxy hoá (BELAF).
3. Tìm hiểu khả năng chống oxy hoá ở những công nhân sản xuất hoá chất trừ sâu phospho hữu cơ và vai trò của một số vitamin chống oxy hoá (BELAF).
LA.2005.00738