ẢNH HƯỞNG CỦA NHỔ RĂNG CỐI NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT LÊN SỰ MỌC RĂNG KHÔN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA NHỔ RĂNG CỐI NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT LÊN SỰ MỌC RĂNG KHÔN.Sự phát triển của răng khôn và ảnh hưởng của nó lên cung răng là chủ đề được quan tâm nhiều trong chuyên ngành nha khoa1. Mặt khác, vấn đề mọc hay ngầm của răng khôn, nhất là ở hàm dưới cũng được nghiên cứu khá nhiều trong nha khoa hiện đại1,2. Theo y văn, sự hình thành và phát triển của răng khôn ở người rất thay đổi về hình thái, thời gian khoáng hóa, vị trí và sự mọc1-5. Răng khôn có thể mọc lên bình thường, có thể bị mọc lệch hay ngầm, đôi khi bị thiếu bẩm sinh2,4,6. Trong dân số hiện đại, tỷ lệ ngầm của răng khôn cao hơn bất kỳ răng nào trên cung hàm2,4. Điều này được giải thích là do khoảng mọc răng không đầy đủ, bởi vì răng khôn thường mọc ở độ tuổi 17-25, khi mà xương hàm không còn tăng trưởng nhiều1,7.
Mặt khác, tác động của răng khôn hàm dưới lên sự tái phát và chen chúc của các răng cửa dưới sau điều trị chỉnh hình là chủ đề được nghiên cứu rất nhiều8-13. Vì vậy, các bác sĩ chỉnh hình rất quan tâm đến mối liên quan giữa răng khôn hàm dưới và các răng còn lại trên cung hàm1,8. Các yếu tố chính cần xem xét là: các răng khôn này sẽ mọc hay ngầm, có làm chen chúc các răng trước hay không14. Hầu hết các nghiên cứu về răng khôn hàm dưới đều tập trung vào ảnh hưởng của nó lên các răng còn lại của bộ răng, hơn là đánh giá tác động của các răng còn lại như thế nào trên răng khôn1,8. Các nguyên nhân về sự ngầm của răng khôn và các yếu tố tiên đoán sự mọc của nó cũng được nghiên cứu rất nhiều2,7,15-17. Ngược lại, tác động của việc chỉnh hình răng mặt lên sự phát triển và sự mọc của răng khôn ít được nghiên cứu1. Thật khó để tiên đoán “số phận” của răng khôn, bởi vì ở thời điểm điều trị chỉnh hình toàn diện khi bệnh nhân 12 tuổi, răng 7 có thể chưa mọc hoàn toàn và mức độ khoáng hóa của răng khôn rất ít3,18. Vì đây là độ tuổi tối ưu để điều trị hầu hết các trường hợp sai khớp cắn, cho nên việc đánh giá có răng khôn hay không và răng khôn sẽ phát triển như thế nào đóng vai trò rất quan trọng trước khi lập kế hoạch điều trị. Răng khôn đang hình thành và phát triển sẽ thay đổi góc độ liên tục và trải qua vận động xoay trước mọc. Các vận động xoay này diễn ra khi mầm răng khôn tiến gần đến mặt xa của răng 73’4’19-21. Theo Richardson, góc độ giữa răng khôn và mặt phẳng hàm dưới thay đổi trung bình 11,2o (biên độ dao động 20-42,5o) trong khoảng thời gian từ 10-15 tuổi, điều này cho thấy răng có khuynh hướng dựng trục nhiều hơn22. Các vận động xoay này rất quan trọng, bởi vì nếu chúng không diễn ra hoặc thất bại, thì răng khôn chắc chắn sẽ bị ngầm. Vì vậy, sẽ rất hữu ích khi biết tác động của việc điều trị chỉnh hình lên vận động xoay chính yếu của một răng khôn đang phát triển1’19-21’23’24. Có khả năng cao là việc điều trị chỉnh hình với neo chặn tối đa phía sau hoặc có nghiêng xa răng cối sẽ thúc đẩy vận động xoay bất thường của thân răng khôn và làm tăng khả năng ngầm của nó25’26. Ngược lại, việc nhổ răng cối nhỏ có thể là yếu tố thuận lợi để răng khôn di gần và dựng trục trong quá trình phát triển và làm tăng khả năng mọc25’27-39. Ngoài ra, yếu tố khoảng mọc răng cũng rất quan trọng đối với sự mọc răng khôn. Rất nhiều nghiên cứu trong y văn cho thấy rằng, điều trị chỉnh hình có nhổ răng giúp tăng đáng kể khoảng mọc cho răng khôn, làm giảm tỷ lệ mọc ngầm, đặc biệt trên những bệnh nhân còn tăng trưởng.
Hiện nay, về khía cạnh lâm sàng, không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, nhiều bệnh nhân được chỉ định nhổ tất cả các răng khôn trước khi điều trị chỉnh hình, trong đó có những bệnh nhân còn nhỏ tuổi (dưới 16 tuổi), răng khôn đang ở giai đoạn mầm răng4’8’40-42. Việc loại bỏ răng khôn đang hình thành và ngầm sâu là một thủ thuật khó, phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ và biến chứng nhất định4’43. Các dữ liệu hồi cứu hiện nay cho thấy, đây có thể là một chỉ định điều trị quá mức, chưa đủ căn cứ vững chắc1’42.
Từ những nhận định trên, chúng tôi thực hiện đề tài này trên hình ảnh X quang với câu hỏi nghiên cứu là: “Việc nhổ răng cối nhỏ trong điều trị chỉnh hình răng mặt có ảnh hưởng như thế nào lên sự mọc của răng khôn?”, và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
1. So sánh độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm trên và hàm dưới ở thời điểm trước-sau điều trị của nhóm chỉnh hình có nhổ răng, nhóm chỉnh hình không nhổ răng và giữa hai nhóm.
2. So sánh độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm trên và hàm dưới ở thời điểm trước-sau điều trị của nhóm chỉnh hình nhổ răng 4, nhóm chỉnh hình nhổ răng 5 và giữa hai nhóm.
3. Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố gồm: tuổi, giới tính, nhổ răng 4 hay răng 5, mức độ mất neo chặn với sự mọc răng khôn, từ đó xây dựng phương trình hồi quy về độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn sau điều trị chỉnh hình.
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt – đối chiếu thuật ngữ i
Danh mục bảng iii
Danh mục biểu đồ v
Danh mục hình vi
Đặt vấn đề 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về răng khôn 4
1.2. Tổng quan các phương pháp nghiên cứu sự mọc răng khôn 18
1.3. Tác động của điều trị chỉnh hình răng mặt lên sự mọc răng khôn 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2. Đối tượng nghiên cứu 39
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 40
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu 40
2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc 41
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu 48
2.7. Quy trình nghiên cứu 59
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu 60
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 61
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 62
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 62
3.2. Độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn trước và sau điều trị ở nhóm chỉnh hình có nhổ răng và nhóm chỉnh hình không nhổ răng 64
3.3. Độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn trước vàsau điều trị ở nhóm chỉnh hình nhổ răng 4 và nhóm chỉnh hình nhổ răng 5 .. 70
3.4. Phân tích hồi quy tương quan đa biến tìm mối liên quan giữa các yếu tố
đối với sự mọc răng khôn 77
Chương 4. BÀN LUẬN 84
4.1. Về đặc điểm mẫu và phương pháp nghiên cứu 84
4.2. Về độ nghiêng, khoảng mọc răng, mức độ mọc của răng khôn ở nhóm
chỉnh hình có nhổ răng và nhóm chỉnh hình không nhổ răng 87
4.3. Về độ nghiêng, khoảng mọc răng, mức độ mọc của răng khôn ở nhóm
chỉnh hình nhổ răng 4 và nhóm chỉnh hình nhổ răng 5 102
4.4. Về phân tích tương quan giữa các yếu tố với sự mọc răng khôn 111
4.5. Ý nghĩa và hạn chế của đề tài 118
KẾT LUẬN 120
KIẾN NGHỊ 122
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ ngầm của răng khôn theo một số nghiên cứu 12
Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu 43
Bảng 2.2: Bảng hệ số tương quan nội lớp (ICC) giữa các biến số đo đạc trong
nghiên cứu thử nghiệm 60
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính giữa hai nhóm 62
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi giữa hai nhóm 62
Bảng 3.3: Độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm
trên trước và sau điều trị ở nhóm chỉnh hình có nhổ răng 64
Bảng 3.4: Độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm
trên trước và sau điều trị ở nhóm chỉnh hình không nhổ răng 65
Bảng 3.5: Độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm
dưới trước và sau điều trị ở nhóm chỉnh hình có nhổ răng 67
Bảng 3.6: Độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm
dưới trước và sau điều trị ở nhóm chỉnh hình không nhổ răng 68
Bảng 3.7: Độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm
trên trước và sau điều trị ở nhóm chỉnh hình nhổ răng 4 70
Bảng 3.8: Độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm
trên trước và sau điều trị ở nhóm chỉnh hình nhổ răng 5 71
Bảng 3.9: Độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm
dưới trước và sau điều trị ở nhóm chỉnh hình nhổ răng 4 74
Bảng 3.10: Độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm
dưới trước và sau điều trị ở nhóm chỉnh hình nhổ răng 5 75
Bảng 3.11: Tần suất mất neo chặn của răng 6 hàm trên ở ba nhóm 77Bảng 3.12: Kết quả phân tích tương quan đa biến tìm mối liên quan giữa cácyếu tố với độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm
trên 78
Bảng 3.13: Tần suất mất neo chặn của răng 6 hàm dưới ở ba nhóm 80
Bảng 3.14: Kết quả phân tích tương quan đa biến tìm mối liên quan giữa các yếu tố với độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm dưới 81
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: So sánh độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm trên giữa nhóm chỉnh hình có nhổ răng và nhóm chỉnh hình không nhổ răng 66
Biểu đồ 3.2: So sánh độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm dưới giữa nhóm chỉnh hình có nhổ răng và nhóm chỉnh hình không nhổ răng 69
Biểu đồ 3.3: So sánh độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm trên giữa nhóm chỉnh hình nhổ răng 4 và nhóm chỉnh hình nhổ răng 5 73
Biểu đồ 3.4: So sánh độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm dưới giữa nhóm chỉnh hình nhổ răng 4 và nhóm chỉnh hình nhổ răng 5 76
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bộ răng của trẻ 6 tuổi, thời điểm này mầm răng khôn chưa xuất hiện
4
Hình 1.2: Bộ răng của trẻ 10 tuổi, mầm răng khôn hàm dưới xuất hiện và bắt đầu khoáng hóa 5
Hình 1.3: Bộ răng của trẻ 12 tuổi, các mầm răng khôn hàm trên và hàm dưới
đang hình thành thân răng 5
Hình 1.4: Các giai đoạn hình thành và phát triển của răng khôn theo Demirjian
7
Hình 1.5: Hình minh họa các giai đoạn mọc răng 11
Hình 1.6: Phân loại mức độ lệch ngầm của răng khôn theo Pell-Gregory 17
Hình 1.7: Các hướng nghiêng của răng khôn hàm dưới và hàm trên 18
Hình 1.8: Các cấu trúc sọ mặt xuất hiện trên mặt phẳng toàn cảnh 19
Hình 2.1: Giao diện và các tính năng của phần mềm Smartceph 50
Hình 2.2: Phim toàn cảnh và sọ nghiêng kỹ thuật số được sử dụng trong nghiên
cứu 50
Hình 2.3: Cách xác định mặt nhai và trục răng 51
Hình 2.4: Cách xác định mặt phẳng ngang tham chiếu và mặt phẳng nhai …. 52
Hình 2.5: Cách xác định điểm J và điểm D7 trong nghiên cứu 53
Hình 2.6: Cách xác định điểm Xi trên phim toàn cảnh 54
Hình 2.7: Cách xác định điểm Ptm và đường PTV 55
Hình 2.8: Các phép đo góc giữa răng 7, răng khôn hàm trên với mặt phẳng
ngang tham chiếu 55
Hình 2.9: Các phép đo góc giữa răng 7, răng khôn hàm dưới với mặt phẳng
ngang tham chiếu 56
Hình 2.10: Các phép đo khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn hàm
trên và hàm dưới 56
Hình 2.11: Tổng hợp các phép đo trên phim toàn cảnh 57
Hình 2.12: Cách xác định điểm Xi trên phim sọ nghiêng 58
Hình 2.13: Cách xác định PTV trên phim sọ nghiêng 58
Hình 4.1: Phim toàn cảnh trước (A) và sau (B) điều trị chỉnh hình có nhổ răngcủa bệnh nhân Hà M. V., nam, 16 tuổi cho thấy răng khôn hàm trên bên phảivà bên trái mọc nhiều về phía nhai, giảm mức độ ngầm 90
Hình 4.2: Phim toàn cảnh trước (A) và sau (B) điều trị chỉnh hình có nhổ răng của bệnh nhân Lâm N. T., nam, 13 tuổi cho thấy răng khôn hàm dưới bên phải và bên trái tăng khoảng mọc, tăng mức độ mọc 98
Hình 4.3: Phim toàn cảnh trước (A) và sau (B) điều trị chỉnh hình không nhổ răng của một bệnh nhân nữ, 17 tuổi, cho thấy răng khôn hàm trên bên trái thay đổi mức độ mọc 2,36mm 114
Hình 4.4: Phim toàn cảnh trước (A) và sau (B) điều trị chỉnh hình có nhổ răng 4 của một bệnh nhân nữ, 15 tuổi, cho thấy răng khôn hàm dưới bên phải tăng khoảng mọc răng 3,09mm 117
Nguồn: https://luanvanyhoc.com