ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PROGESTERONE VÀO NGÀY TIÊM HCG

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PROGESTERONE VÀO NGÀY TIÊM HCG

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PROGESTERONE VÀO NGÀY TIÊM HCG ĐẾN KẾT QUẢ CỦA CÁC CHU KỲ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

ĐÀO LAN HƯƠNG, TÔ MINH HƯƠNG,
ĐINH THUÝ LINH, NGUYỄN THỊ NĂM HẬU
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định ngưỡng tăng nồng độ Progesterone (P) vào ngày tiêm hCG của các phác đồ kích thích buồng trứng (KTBT). Mô tả một số mối liên quan giữa ngưỡng tăng nồng độ P với kết quả của các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON).
Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu (NC) mô tả cắt ngang, lựa chọn 159 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, các đối tượng NC sẽ được thực hiện TTTON với 1 trong 3 phác đồ KTBT.
Kết quả: Giá trị P trung bình chung cho cả 3 phác đồ là 1,13±0,66 ng/ml. NC của chúng tôi chọn ngưỡng P >1,4 ng/ml để tìm mối liên quan với đặc điểm và kết quả của các phác đồ KTBT. Ở nhóm P >1,4ng/ml nồng độ E2 cao hơn so với nhóm P4  1,4ng/ml, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ có thai lâm sàng chung cho cả 3 phác đồ ở nhóm P  1,4ng/ml cao hơn so với nhóm P >1,4ng/ml. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 3,04 CI; 95%(1,05- 10,67). Tỷ lệ có thai của nhóm P4  1,4 ng/ml ở phác đồ 1 (PĐ1), phác đồ 2 (PĐ2) và phác đồ 3 (PĐ3) lần lượt là 40%, 20% và 28, 3% cao hơn so với nhóm có ngưỡng P > 1,4 ng/ml.
Kết luận: P >1,4 ng/ml ngày tiêm hCG được xác định là ngưỡng tăng nồng độ P chung cho cả 3 phác đồ. Tỷ lệ có thai ở nhóm bệnh nhân có nồng độ P 1,4 ng/ml cao hơn 3,04 lần so với nhóm bệnh nhân có nồng độ P> 1,4 ng/ml với 95%CI (1,05- 10,67).
Kiến nghị: Nếu P>1,4ng/ml cần cân nhắc ngày tiêm hCG hoặc đông phôi toàn bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Hơị, Nguyễn Viết Tiến, Lê Thị Phương Lan, Ngô Toàn Anh (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của progesterone ngày tiêm hCG trong các phác đồ kích thích buồng trứng”. Báo cáo tại IVF Expert
Meeting 8, Nha Trang ngày 21-22/7/2012.
2. Lê Việt Hùng, Vương Đình Hoàng Dũng, (2010), ảnh hưởng của hiện tượng hoàng thể hoá sớm lên kết quả của TTTON”, Báo cáo Hội nghị Vô sinh tại Lăng Cô, tháng 6 năm 2010.
3. Hồ Mạnh Tường (2002). “Các phác đồ KTBT trong HTSS”, Thời sự y dươc học, VII (5), tr 277-280.
4. Aboubakr M. Elasha (2010),”Progesterone rise on the day of hCG administration in IVF”. An overdue update, Assit Reprod Genet, Jan 2001
5. Andersen AN, Devroey P, Arce JC, “Clinical outcome following stimulation with highly purified hMG or
recombinant FSH in patients undergoing IVF: a randomized assessor-blind controlled trial”. Hum Reprod 2006; 21:3217-3227.
6. Bosch E, Valencia I, Escudero E, (2003) “Premature luteinization during gonadotropin – releasing hormone
antagonist cycles its relationship with IVF outcome”. Feril Steril 2003; 80: 1444-1449.
7. Bosch E., Labarta E., Crepso J., Simón C., Remohí J., Jenkins J. and Pellicer A (2010) “Circulating progesterone rates in colltroleed ovarian stimulation cycles for IVF”. Human reproduction; 25:8: 2092-2011
8. Bourgain C, Dervroey P,“The endometrium in stimulated cycles for IVF”. Hum Reprod Update 2003; 9:515-552.
9. Daya S (2002), “Gonadotropin releasing hormone agonist for pituitary desensitization in IVF and gamete intrafallopian transfer cycles” (Cochrane review), The Cochrane library, Issue 3, 2002.
10. Ventis C.A., Kolibianatis E.M., Papanikolaou E., Bontis J., Devroey P. and Jarlazis B.C, “Is progesterone elevation on the day of hCG administration with the probability of pregnancy in IVF?”. Human Reproductive
2007; 13:4: 343-35

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment