Ảnh hưởng của piperin tới hiệu lực của các thuốc khác the impact of piperin on the effect of other drug
Hồ tiêu (Piper nigrumL., Hạt tiêu), họ Hồ tiêu (Piperaceae) Hồ tiêu là cây gia vị, vừa là cây làm thuốc, được trồng ở miền Tây Nam Bộ, Phú Quốc, Côn Đảo, Tây Nguyên và Quảng Trị. Bộ phận dùng: Hồ tiêu đen, hồ tiêu sọ (hồ tiêu trắng). Thành phần hóa học: chủ yếu là các alcaloid như piperin, piperidin và pipererin. Không tìm thấy piperin trong lá và cành của cây Hồ tiêu. Theo quy định của Dược điển Trung Quốc (1997), hồ tiêu chứa > 3% piperin.
Công dụng:
Hạt hồ tiêu kích thích tiêu hóa, giảm đau, chữa đau bụng lạnh, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa, đau vùng tim, hen suyễn. Gần đây, còn phát hiện Hồ tiêu có ảnh hưởng đến hấp thu, chuyển hóa và hiệu lực của nhiều thuốc và thực phẩm chức năng (TPCN) khác. Hồ tiêu làm tăng hấp thu thuốc và TPCN, làm tăng dòng máu đến ống tiêu hóa, làm giảm tiết acid clohidric, nên ngăn ngừa sự hủy hoại của một số thuốc, tăng nhũ hóa ruột, tăng hàm lượng các enzym như gamma – glutamyl transpeptidase giúp vận chuyển thụ động và tích cực của các chất trong tế bào ruột. Còn thấy piperin ức chế được các enzymtham gia vào chuyển hóa sinh học của nhiều thuốc và TPCN. Ví dụ: tham gia vào phản ứng giáng hóa thuốc (phản ứng pha I, như phản ứng oxy hóa thuốc qua xúc tác của cytochrom P450). Piperin trong hạt tiêu còn tham gia vào phản ứng pha II (phản ứng liên hợp). Kết quả của tácđộng của piperin trên hai pha này là làm tăng tíchlũy các thuốc và TPCN phối hợp, giúp đào thải chậm, làm tăng hiệu lực, có khi tăng độc tính. Ví dụ về tương tác giữa piperin trong hạt tiêu với các thuốc khác:
1. Tương tác giữa piperin với các thuốc chốnglao isoniazid, pyrazinamid và rifampicin: – Hàm lượng isoniazid được hấp thu tăng gấp 5 lần hơn so với khi dùng isoniazid đơn độc. Sự hấp thu của izoniazid phối hợp với piperin cũng nhanh và hoàn toàn hơn.
– Hàm lượng pyrazinamid trong máu tăng 1,5 lần và nhanh gấp 2 lần so với khi dùng pyrazinamid đơn độc. Sự đào thải của pyrazinamid chậmhơn rõ rệt khi dùng cùng piperin.
– Piperin làm giảm đào thải rifampicin rõ rệt.
2. Phối hợp piperin với thuốc chống cao huyếtáp propranolol trên người tình nguyện, thấy hàm lượng của propranolol trong máu tăng gấp 2 lần.
3. Phối hợp piperin với thuốc chống hen theophylin, thấy nồng độ đỉnh của theophylin cao gấp 1,5 lần so với khi dùng đơn độc. Tốc độ đào thải của theophylin cũng giảm đáng kể. Piperin làm tăng hiệu lực của thực phẩm
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích