ẢNH HƯỞNG CỦA THIỂU ỐI LÊN KẾT CỤC SINH Ở THAI ≥37 TUẦN

ẢNH HƯỞNG CỦA THIỂU ỐI LÊN KẾT CỤC SINH Ở THAI ≥37 TUẦN

ẢNH HƯỞNG CỦA THIỂU ỐI LÊN KẾT CỤC SINH Ở THAI ≥37 TUẦN

Cao Thanh Tùng*, Võ Minh Tuấn*
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ một số kết cục thai kỳ ở những sản phụ thiểu ối có thai ≥37 tuần.
Đối tượng và phương pháp: Trong thời gian từ 01/10/2012-30/04/2013, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả dọc tiến cứu toàn bộ sản phụ thiểu ối có thai ≥37 tuần nhập bệnh viện tỉnh Dak Lak để sinh.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 184 sản phụ. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ là 49,5% và tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công là 71,4%, tỷ lệ mổ lấy thai là 31,5%, tỷ lệ trẻ sinh ra có Apgar 1’ <7 điểm là 9,8%. Hai yếu tố ảnh hưởng tới kết cục mổ lấy thai là: AFI ≤3 cm (RR=3,34; KTC 95%: 1,43-7,81; P=0,005), Bishop lúc nhập viện <5 điểm (RR=2,77; KTC 95%: 1,58-4,85; P=0,001). Hai yếu tố ảnh hưởng tới kết cục Apgar 1’ <7 điểm là: nước ối lẫn phân su (RR=4,05; KTC 95%: 1,32-12,44; P=0,014), tim thai lúc nhập viện bất thường (RR=3,67; KTC 95%: 1,12-12,07; P=0,032).
Kết luận: Nên nghiên cứu thêm một phương pháp khởi phát chuyển dạ để giảm bới tỷ lệ mổ lấy thai do khởi phát chuyển dạ thất bại ở những trường hợp thiểu ối tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment