ảnh hwởng của can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe đến Kiến thức, thái độ, thực hành của dân về vệ sinh môi trường/3 công trình vệ sinh tại xãTân trào huyện thanh miện tỉnh Hải dương

ảnh hwởng của can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe đến Kiến thức, thái độ, thực hành của dân về vệ sinh môi trường/3 công trình vệ sinh tại xãTân trào huyện thanh miện tỉnh Hải dương

Để đánh giá kết quả bước đầu đạt được của mô hình can thiệp Truyền thông-Giáo dục sức khỏe mà nôi dung giáo dục sức khoẻ ưu tiên là vệ sinh môi trường/3 công trình vệ sinh (VSMT/3CTVS) nhằm xây dựng Làng Văn hoá-Sức khỏe tại xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, chúng tôi đã tiến hành điều tra so sánh kiến thức, thái đô, thực hành của dân về VSMT/3CTVS trước và sau khi can thiệp. Từ nghiên cứu này chúng tôi rút ra môt sô’ nhận xét sau:
–    Mô hình TT-GDSK xây dựng Làng Văn hoá-Sức khỏe sau thời gian can thiệp 11 tháng đã làm thay đổi cả kiến thức, thái đô và thực hành của dân về VSMT/3CTVS.
–    Những hiểu biết của dân về vấn đề VSMT/3CTVS tăng lên rõ rệt, đáng chú ý là tỷ lệ dân biết các bệnh lây truyền chủ yếu do VSMT/3CTVS không đảm bảo đã tăng lên có ý nghĩa thông kê.
–    Thái đô nhìn nhận vấn đề vệ VSMT/3CTVS của dân cũng thay đổi, tỷ lệ dân quan tâm nhiều đến VSMT/3CTVS tăng từ 38,6% lên 75,8%.
–    Các thay đổi của dân không chỉ là kiến thức, thái đô mà cả các cách thực hành lành mạnh về VSMT/3CTVS. Tỷ lệ gia đình có hô’ xí hợp vệ sinh tăng từ 17,1% lên 59,5%, nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh tăng từ 55,1% lên 73,3%, tỷ lệ gia đình có vệ sinh hoàn cảnh chung tốt tăng từ 10,9% lên 27,3% và tỷ lệ gia đình có vệ sinh nước thải tốt cũng đã tăng từ 7% lên 25,3%.
–    Tính trung bình trong thời gian can thiệp môt hô gia đình đã có 1,39 lượt thay đổi sửa chữa hay làm mới các công trình vệ sinh và vệ sinh môi trường chung.
–    Các thôn trong xã Tân Trào thực sự đã có phong trào thi đua xây dựng Làng Văn hoá-Sức khỏe.

Truyền thông giáo dục sức khỏe (TT- GDSK) được coi là một trong các biên pháp hàng đẩu nhằm bảo vê môi trường, cải thiên tình trạng vê sinh môi trường, tăng cường sức khỏe cho cộng đổng [1], [9]. Vấn đề cải thiên tình trạng vê sinh môi trường, cung cấp nước sạch từ trước đến nay đã được Tổ chức Y tê’ thê’ giới và nhiều nước quan tâm, đạc biệt là các nước đang phát triển [9],[10]. Qua kết quả điều tra nghiên cứu thực trạng và khả năng đẩy mạnh hoạt động TT-GDSK tại một số xã huyên
Thanh Miên tỉnh Hải Dương năm 2000 chúng tôi thấy vấn đề vê sinh môi trường/3 công trình vê sinh (VSMT/3CTVS) được nhiều người dân cũng như các cán bộ y tê’ coi là ưu tiên số’ một cẩn được TT-GDSK [4]. Dựa vào vấn đề ưu tiên mà người dân và cán bộ y tê’ nêu ra chúng tôi đã tiến hành xây dựng kê’ hoạch và thực hiên can thiêp TT-GDSK tại xã Tân Trào mà tập trung ưu tiên vào vấn đề VSMT/3CTVS nhằm xây dựng Làng Văn hoá-Sức khỏe. Để bước đẩu đánh giá kêt quả đạt được của hoạt động TT-GDSK tại xã Tân Trào, chúng tôi đã tiên hành nghiên cứu này với mục tiêu là:
Tìm hiểu những thay đổi về kiến thức, thái đô, thực hành của dân xã Tân Trào về VSMT/3CTVS trước và sau hoạt đông can thiệp TT-GDSK.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu
1.    Đối tượng nghiên cứu
Các hô gia đình chọn từ 6 thôn của xã Tân Trào được điều tra trước và sau can thiệp TT- GDSK. Hô gia đình chọn cho điều tra theo phương pháp ngầu nhiên đơn, người được chọn phỏng vấn trực tiếp là chủ hô gia đình hay người đại diện cho hô gia đình.
2.    Phương pháp nghiên cứu
2.1.    Thiết kế nghiên cứu
–    Nghiên cứu mô tả cắt ngang cho điều tra trước và sau can thiệp, sử dụng tests so sánh sự khác biệt hai tỷ lệ trước và sau can thiệp.
–    Cỡ mầu được tính toán theo công thức:
pq
n = Z2(l-a/2)    —
d2
–    Z 2 (1-a/2) là hệ số giới hạn tin cậy lấy bằng 1,96 tương ứng với hệ số’ tin cậy của ước lượng là 95%.
–    p là tỷ lệ ước lượng, được lấy bằng 0,5 và q = 1-p = 0,5.
–    d là sai số ước lượng được tính bằng 0,05.
–    Từ công thức trên chúng tôi tính được cỡ mầu n = 196. Trên thực tế’ để giảm sai số chúng tôi đã lấy cỡ mầu cho điều tra trước can thiệp là 386 hô gia đình và sau can thiệp là 415 hô gia đình.
2.2.    Kỹ thuật chọn mẫu :
–    Mầu nghiên cứu can thiệp TT-GDSK là mầu tuyệt đối (can thiệp cả xã Tân Trào).
–    Mầu nghiên cứu điều tra cả trước và sau can thiệp được chọn theo phương pháp ngầu nhiên đơn.
–    Các hô gia đình trong mầu điều tra sau can thiệp được chọn trùng với các hô gia đình trong mầu nghiên cứu trước can thiệp. Tuy nhiên thực tế số hô điều tra sau can thiệp không hoàn toàn trùng với số hô điều tra trước can thiệp vì có môt số hô vắng nhà nên môt số hô khác được điều tra thay thế, số hô được điều tra sau can thiệp có nhiều hơn so với số hô điều tra trước can thiệp.
2.3. Kỹ thuật thu thập và xử lý số liệu:
–    Sử dụng bô câu hỏi đã được phát triển để thu thập thông tin qua phỏng vấn đại diện hô gia đình và quan sát trực tiếp. Bô câu hỏi bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở nhằm thu thập đẫy đủ các thông tin mong muốn. Bô câu hỏi sử dụng cho điều tra trước và sau can thiệp là giống nhau.
–    Số liệu được xử lý trên máy tính bằng chương trình EPI INFO 6.04.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment