Áp dụng icdas đánh giá sâu răng ở trẻ em 12 tuổi

Áp dụng icdas đánh giá sâu răng ở trẻ em 12 tuổi

Nghiên cứu áp dụng ICDAS để đánh giá tình trạng sâu răng ở trẻ em 12 tuổi đang học tại trường trung học cơ sở An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, phân tích ở mức độ S1: tỷ lệ % sâu răng là 95,1%, S1MT là 6,36; S1MT-MR là 8,16; nếu phân tích ở mức độ S3, tỷ lệ sâu răng là 79%; S3MT
–    R là 2,54; S3MT – MR là 3,84. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình S1MT, S1MT – MR, S3MT – R và S3MT – MR giữa học sinh nam và nữ (p < 0,05). Có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa trung bình S1MT
–    MR và S3MT-MR (r = 0,779, p < 0,05). Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc áp dụng ICDAS trong việc phát hiện và đánh giá tổn thương sâu răng sớm trong nghiên cứu dịch tễ học sâu răng ở trẻ em 12 tuổi.
Theo quan niệm hiện đại, sâu răng không chỉ đơn thuần là có lỗ sâu mà là một quá trình bệnh lý [8]. Sâu răng tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ những thay đổi sâu răng sớm dưới mức lâm sàng, đến các tổn thương có thể phát hiện trên lâm sàng dưới mức bề mặt (bề mặt còn nguyên vẹn), tiếp theo là giai đoạn có lỗ sâu ở men răng và tình trạng nặng hơn là đến ngà răng và tủy răng.
Các nghiên cứu dịch tễ học tại Việt Nam cũng như trên Thế giới trong nhiều thập kỷ
TCNC YH 76 (5) – 2011
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Hội thảo Thống nhất Quốc tế về Thử nghiệm lâm sàng sâu răng năm 2000 đã đưa ra một hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế (ICDAS).
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm áp dụng ICDAS trong đánh giá sâu răng ở trẻ em 12 tuổi, nghiên cứu được thực hiện tại trường Trung học cơ sở An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ % sâu răng ở trẻ em 12 tuổi đang học tại trường Trung học cơ sở An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh ở ngưỡng chẩn đoán S1MT – MR và S3MT – MR.
Mô tả mức độ trầm trọng sâu răng ở trẻ em 12 tuổi đang học tại trường Trung học cơ sở An Lạc, Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh ở ngưỡng chẩn đoán S1MT – MR và S3MT – MR.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Phương pháp
Cắt ngang mô tả.
Địa điểm nghiên cứu: Trường Trung học cơ sở An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
2.    Đối tượng
Học sinh Trường Trung học cơ sở An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Quần thể chọn mẫu: Học sinh 12 tuổi đang học tại trường trung học cơ sở An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh (năm học 2008 – 2009).
Tiêu chí chọn mẫu:
Học sinh 12 tuổi đang học tại trường Trung học cơ sở An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đồng ý tham gia nghiên cứu.
Học sinh sinh ra và lớn lên tại thành phố Hồ Chí Minh và có 5 năm tham gia chương trình nha học đường bậc tiểu học.
Phụ huynh hoặc người thân đồng ý cho học sinh tham gia vào nghiên cứu.
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Cỡ mẫu: 286 học sinh 12 tuổi đang học tại trường Trung học cơ sở An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Kỹ thuật chọn mẫu: Kỹ thuật chọn mẫu tổng thể
Đặc điểm nghiên cứu:
Biến nghiên cứu liên quan đến sâu răng: Đánh giá sâu răng dựa trên tiêu chí đánh giá của hệ thống ICDAS.
 

Hình 1. Tiêu chí đánh giá sâu răng theo ICDAS
Phân tích kết quả sâu răng dựa trên hai mức độ:
Mức độ S1: Bao gồm các tổn thương sớm và tổn thương có lỗ ở men và ngà (mã số 1,2,3,4,5,6 theo ICDAS).
Mức độ S3: Tổn thương liên quan đến ngà răng (4,5,6 theo ICDAS).

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment