Áp dụng thang điểm sledai trong tiên lượng bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai

Áp dụng thang điểm sledai trong tiên lượng bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai

Lupus ban đỏ hệ thống (LBĐHT) – SLE (Systemic Lupus Erythematosus) là một bệnh tự miễn mãn tính, gặp ở mọi đối tượng, chưa rõ nguyên nhân và thường diễn biến trong thời gian dài[1],[3],[5],[7],[28],[31]. Đặc trưng của bệnh là những đợt nặng lên và thuyên giảm diễn ra thất thường với dấu hiệu lâm sàng khác nhau, khó phát hiện. Bệnh có thể dẫn đến tử vong do các đợt cấp gây tổn thương đến các cơ quan như: thần kinh, tim mạch, hô hấp… [10],[16],[73]. Đáng lo ngại nhất là đến nay bệnh vẫn chưa có thuốc chữa khỏi, thời gian sống của bệnh nhân ngắn từ khi phát hiện bệnh [6],[87].

Trên thế giới cách đây vài thế kỉ, bệnh đã được phát hiện và nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau. Những con số tử vong lên đến báo động chiếm 50%, tiêu tốn nhiều tiền bạc và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người dân [58]. Bệnh có thể gặp ở hầu hết các đối tượng và mọi độ tuổi khác nhau, nhưng phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ từ 15 -50 tuổi chiếm 90% số ca mắc bệnh [7],[10],[12],[14],[18],[19]. Với sự tiến bộ của y học hiện đại , việc điều trị bệnh đến nay đã thu được nhiều kết quả khả quan. Số người tử vong chỉ còn khoảng 10% do được sử dụng các loại thuốc Corticoide và ức chế miến dịch khác[8],[25],[28].

Ở Việt Nam, từ năm 1970 LBĐHT đã được đề cập và quan tâm, với đánh giá là bệnh quan trọng hàng đầu trong nhóm bệnh hệ thống Collagen bởi tỉ lệ gặp là 60%, bằng 1/5 số bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Nổi bật là các tổn thương đa dạng ở các cơ quan [5],[19]. Số bệnh nhân đến khám và điều trị SLE ở khoa Dị ứng – MDLS Bệnh viện Bạch Mai có số lượng tăng lên rõ rệt chiếm khoảng 1/3 số trường hợp điều trị nội trú với 400 -500 người mỗi năm[8].

Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai số lượng bệnh nhân đến cấp cứu và điều trị thường biểu hiện ở đợt cấp với những tổn thương nặng ở nhiều tạng như thần kinh, hô hấp, tiết niệu…với nguy cơ tử vong cao. Thái độ điều trị như thế nào, dùng corticoide liều pulse, lọc máu, … .hay dùng corticoide liều thông thường. Vấn đề này còn đang gây lúng túng cho các bác sĩ điều trị. Dựa vào tiêu chí nào để quyết định điều trị?.

Năm 1993 Trường Đại học Toronto Canada đã nghiên cứu và chỉ ra tính ưu việt của thang điểm SLEDAI trong đánh giá sự hoạt động của LBĐHT.

Năm 2006 Glandman DD đã nghiên cứu trên 500 bệnh nhân LBĐHT thấy rằng thang điểm SLEDAI còn có giá trị dự báo tử vong.

Ngoài thang điểm SLEDAI, hiện nay, có một số thang điểm khác đánh giá mức độ hoạt động của LBĐHT như: LAI, LACC, SLAM, BILAG…[44],[45],[86]. Việc sử dụng thang điểm nào trên lâm sàng với mục đích đánh giá được toàn diện bệnh nhân một cách nhanh chóng từ đó giúp các bác sĩ có thái độ sử lý kịp thời hiện đang còn nhiều quan điểm lựa chọn.

Thang điểm SLEDAI (SLE Disease activity Index) chúng tôi thấy có nhiều ưu điểm đó là nó đánh giá bệnh nhân toàn diện dựa trên đánh giá của chín hệ thống cơ quan của cơ thể: Thần kinh, tâm thần, hệ mạch, thận, … Và hơn nữa nó đánh giá được bệnh nhân một cách nhanh chóng không quá 24 giờ sau vào viện.

Để góp phần đánh giá tổn thương giúp chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống đợt cấp có hiệu quả. Đề tài này thực hiện với mục tiêu là:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân ỉupus ban đỏ hệ thống đến cấp cứu tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai..

2. Áp dụng thang điểm SLEDAI trong tiên htợng bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đợt cấp. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Những vấn đề cơ bản về bệnh lupus ban đỏ hệ thống 3

1.1.1Vài nét về lịch sử nghiên cứu bệnh lupus ban đỏ hệ thống 3

1.1.2Sinh lý bệnh học LBĐHT 4

1.1.3 Biến đổi bệnh lý của các cơ quan nội tạng trong LBĐHT 9

1.2 Triệu chứng lâm sàng của LBĐHT 17

1.2.1 Triệu chứng ban đầu 17

1.2.2 Biểu hiện thời kỳ toàn phát 17

1.3 Triệu chứng cận lâm sàng 23

1.3.1 Các xét nghiệm không đặc hiệu 23

1.3.2 Các xét nghiệm đặc hiệu 23

1.3.3 Các xét nghiệm khác 24

1.4 Chẩn đoán LBĐHT 24

1.5 Đánh giá độ nặng của LBĐHT 26

1.6 Điều trị LBĐHT 31

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Đối tượng nghiên cứu 34

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34

2.1.2. Đối tượng loại trừ 34

2.2 Phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1. Phương pháp: 34

2.2.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 34

2.3 Cỡ mẫu 37

2.4 Phương pháp thu thập thông tin 37

2.4.1 Mẫu bệnh án nghiên cứu 37

2.4.2 Nội dung nghiên cứu 37

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 39

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

3.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân LBĐHT 41

3.1.1 Tiến triển bệnh 41

3.1.2 Tuổi, giới 42

3.1.3. Nghề nghiệp 44

3.1.4 Diễn biến bệnh theo giới tính 45

3.1.5 Tiền sử 45

3.2. Lý do vào viện 46

3.3. Biểu hiện các triệu chứng lâm sàng theo ARC 1997 47

3.4. Tổn thương tại các cơ quan 48

3.5. Biểu hiện tổn thương theo bảng điển SLEDAI 51

3.5.1. Điểm SLEDAI và đợt cấp 52

3.5.2 Giá trị của thang điểm SLEDAI trong chẩn đoán đợt cấp 53

3.5.3 Điểm SLEDAI và điểm APACHE 2 54

3.5.4 Giá trị của thang điểm SLEDAI trong tiên lượng điều trị 55

3.5.5 Liên quan giữa Điểm SLEDAI và kết quả điều trị 56

Chương 4: BÀN LUẬN 57

4.1. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống vào cấp cứu 57

4.1.1 Giới tính 57

4.1.2 Tuổi 57

4.1.3 Nghề nghiệp 58

4.1.4 Tiền sử bệnh tật 59

4.1.5 Lý do vào viện 59

4.2 về biểu hiện bệnh lý ở các hệ thống cơ quan 60

4.3 Bàn về các đặc điểm lâm sàng theo ARC 1997 64

4.4 Bàn về các tổn thương theo bảng điểm SLEDAI 65

4.4 Bàn luận về điểm SLED AI và áp dụng trong việc chẩn đoán đợt cấp

và tiên lượng 67

4.4.1 SLEDAI và chẩn đoán đợt cấp 67

4.4.2 SLEDAI và tiên lượng 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

Leave a Comment