Báo cáo ca bệnh: Hội chứng chèn ép khoang ở trẻ sơ sinh
Báo cáo ca bệnh: Hội chứng chèn ép khoang ở trẻ sơ sinh
Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Đào Thị Thanh Sơn, Vương Thị Huyền Trang, Phạm Thảo Nguyên, Lê Tuấn Anh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hội chứng chèn ép khoang ở trẻ sơ sinh là một tình trạng hiếm gặp, hậu quả của quá trình thiếu máu cục bộ tiến triển và hoại tự mô của chi tổn thương, biểu hiện ngay lúc sinh hoặc sau khi sinh. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng chèn ép khoang ở trẻ sơ sinh bao gồm sự tăng đông hoặc chấn thương, mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được hiểu một cách kỹ lưỡng. Nhận biết sớm để chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật kịp thời có thể đem lại tiên lượng tốt. Tuy nhiên do hội chứng này hiếm gặp nên dễ bị bỏ sót. Đặc điểm lâm sàng nổi bật của hội chứng này là tình trạng sưng nề các đầu chi kèm theo những tổn thương đa dạng trên da. Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi mắc hội chứng chèn ép khoang với nguyên nhân được cho là rách động mạch cánh tay liên quan đến quá trình tiêm truyền. Trẻ đã được phẫu thuật mở cân cấp cứu và đã hồi phục cử động về bình thường sau phẫu thuật.
Hội chứng chèn ép khoang được định nghĩa là sự tăng áp lực trong các khoang xương kín, làm giảm tưới máu mô, dẫn đến phù nề, thiếu máu cục bộ và cuối cùng là hoại tử mô. Hội chứng chèn ép khoang thường được mô tả ở cẳng tay và cẳng chân, thường xảy ra sau chấn thương.1 Hội chứng này thường gặp ở người lớn trẻ tuổi và thường gây ra do gẫy xương, bỏng hoặc chấn thương đè ép từ bên ngoài.2Hội chứng chèn ép khoang có thể dẫn đến các khuyết tật chức năng, ví dụ như co thắt thiếu máu cục bộ Volkmann ở cẳng tay và mất các chức năng thần kinh nếu không được điều trị kịp thời. Hơn nữa, các co rút do thiếu máu cục bộ giai đoạn cuối có thể cần các phẫu thuật tái tạo và thường có tiên lượng xấu.3Hội chứng chèn ép khoang ở trẻ sơ sinh là một chẩn đoán hiếm gặp, với gần 100 trường hợp đã được báo cáo trong y văn. Căn nguyên vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng và kinh nghiệm điều trị trong thực hành lâm sàng còn hạn chế.4 Các nguyên nhân tiềm ẩn được phân loại thành nguyên nhân bên ngoài và bên trong. Nguyên nhân bên ngoài bao gồm chèn ép cơ học có thể gây ra do thiểu ối, dây chằng rốn, chấn thương khi sinh, bất thường dây rốn. Nguyên nhân bên trong bao gồm tình trạng tăng đông, có thể gây ra huyết khối trong động mạch hoặc tĩnh mạch.5 Các yếu tố nguy cơ bao gồm nhiễm khuẩn sơ sinh, đẻ non, thiểu ối, mẹ đái tháo đường, vỡ ối non. Thêm vào đó, mức độ nặng và thời gian thiếu máu cục bộ của mô có thể tương quan với lượng mô bị mất cũng như mức độ co rút chi.1Các tổn thương điển hình của hội chứng chèn ép khoang là sự thay đổi màu sắc và sưng phù chi, sau đó tiến triển thành những tổn thương da nặng hơn như nổi mụn nước, phỏng nước, bong da, loét và hoại tử nếu không được điều trị kịp thời.4 Chẩn đoán phân biệt bao gồm viêm mô tế bào, viêm cân mạc hoại tử, tổn thương mạch máu và hội chứng dây chằng ối
Nguồn: https://luanvanyhoc.com