Báo cáo kinh nghiệm phẫu thuật điều trị u gan ờ trẻ em tại khoa Ngoại, bệnh viện Nhi Trung ương và đánh giá kết quả sớm sau mổ
u gan ở trẻ em khi chẩn đoán thường có kích thước lớn, gây khó khăn cho điều trị phẫu thuật. Từ tháng 12/2004 đến tháng 10/2011 có 75 bệnh nhi bị u gan được phẫu thuật tại khoa Ngoại, bệnh viện Nhi Trung ương. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 36 ± 44 tháng, u kích thước trung bình là 8,1 ±2,7 cm, đại đa số là ác tính (61 bệnh nhân 81,3%); trong đó phổ biến nhất là u nguyên bào gan (52 bệnh nhân 69,3%). 23 bệnh nhân (30,7%) được mổ thăm dò sinh thiết u và 52 bệnh nhân (69,3%) được phẫu thuật cắt gan, trong đó 25 bệnh nhân được cắt từ nửa gan trở lên. Không có bệnh nhân nào bị tử vong quanh mổ. Chỉ có một bệnh nhân (1,9%) bị biến chứng tụ dịch ể bụng kéo dài sau mổ, được điều trị nội khoa thành công. Thời gian điều trị sau mổ tại khoa Ngoại trung bình 5,7 ± 2,9 ngày. Kết quả này cho thấy phẫu thuật cắt gan điều trị u gan ở trẻ em có thể thực hiện an toàn mà không có tử vong với tỷ lệ biến chứng thấp ở các trung tâm có nhiều kinh nghiệm.
u gan ở trẻ em là tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng từ 1 – 3 % các khối u ở trẻ em. Hai phần ba các u gan ở trẻ em là ác tính trong đó hay gặp nhất là u nguyên bào gan (hepatoblastoma) [4]. Phẫu thuật cắt bỏ khối u cho đến diện gan lành vẫn là điều trị qui chuẩn cho đại đa số u gan ở trẻ em [4]. cắt gan ở cả người lớn và trẻ em đều là một phẫu thuật khó, có nguy cơ tử vong và biến chứng cao [2, 5, 7 – 9]. Thêm nữa, các khối u gan ở trẻ em khi được chẩn đoán thường có kích thước lớn hoặc rất lớn, gây khó khăn đáng kể cho phẫu thuật điều trị [4]. ở thế giới chỉ có số ít các nghiên cứu được công bố về phẫu thuật điều trị u gan ở trẻ em. ở Việt Nam cũng chưa có nhiều báo cáo về đề tài này. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Báo cáo kinh nghiệm phẫu thuật điều trị u gan ờ trẻ em tại khoa Ngoại, bệnh viện Nhi Trung ương và đánh giá kết quả sớm sau mổ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đây là hồi cứu mô tả loạt ca bệnh. Đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả các bệnh
nhân đã được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Trung ương với chẩn đoán là u gan (được khẳng định qua kết quả giải phẫu bệnh sau mổ) trong giai đoạn từ tháng 12/2004 đến tháng 10/2011. Các dữ liệu được tập hợp phân tích bao gồm đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm các khối u, điều trị phẫu thuật và kết quả sớm sau mổ.
Chúng tôi thực hiện cắt gan bằng cả 2 kỹ thuật: cắt gan điển hình (có kiểm soát các mạch máu trước khi cắt nhu mô gan) và cắt gan không điển hình (cắt nhu mô gan và đồng thời kiểm soát các mạch máu trong nhu mô gan). Nhu mô gan được cắt bằng dao CUSA (Cavitron Ultrasonic Surgical Aspira- tor) hoặc bằng kỹ thuật cặp nát nhu mô gan bằng panh Kelly (Kellyclasia). Cặp cuống gan (thủ thuật Pringle) khi cắt gan được áp dụng theo kiểu từng đợt (intermittent) 10 – 20 phút, nghỉ giữa các đợt 5 – 10 phút. Diện cắt gan được cầm máu bằng dao điện lưỡng cực (Bipolar) kết hợp với nước muối sinh lý.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích