BÁO CÁO SƠ KHỞI VỀ NẮN CHỈNH VẸO CỘT SỐNG NẶNG LỐI SAU BẰNG ỐC CHÂN CUNG

BÁO CÁO SƠ KHỞI VỀ NẮN CHỈNH VẸO CỘT SỐNG NẶNG LỐI SAU BẰNG ỐC CHÂN CUNG

 BÁO CÁO SƠ KHỞI VỀ NẮN CHỈNH VẸO CỘT SỐNG NẶNG LỐI SAU BẰNG ỐC CHÂN CUNG ÁP DỤNG KỸ THUẬT ĐẶT ỐC HÌNH PHỄU 

Võ Vă n Thà nh*, Ngô Minh Lý *, Trầ n Quang Hiể n*, Â u Dương Huy*, Hồ H?u Dũ ng*, 
Phạm Ngọc Công*, Lê Minh Trí*, Phạm Trần Thường*, Võ Ngọc Thiên Ân*, Phạm Văn Nên* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu: Trình bày kết quả điều trị phẫu thuật vẹo cột sống nặng bằng cách nắn chỉnh dụng cụ qua ốc chân cung theo kỹ thuật hình phễu. 
Đặt vấn đề: Sự đặt ốc chân cung bằng lối sau cho vẹo cột sống nặng được xem là một giải pháp tốt trong việc nắn chỉnh lối sau cho vẹo cộtsống nặng hiện nay. Kỹ thuật đặt ốc chân cung theo kỹ thuật hình phễu giúp các thao tác đạt sự chính xácvà dễ thực hiện an toàn. 
Phương Pháp: – Đặt ốc chân cung từ N1 đến TL 5 bằng kỹ thuật hình phễu không dùng màng tăng sáng (cánh tay chữ C. Dụng cụ sử dụng: Moss Miami, XIA và CD Horizon. Phương pháp nắn 
chỉnh phía sau bằng ốc chân cung và hàn xương có hay không kèm theo phẫu thuật cắt đĩa sống giải 
phóng lối trước. 
Tư liệu: 21 ca vẹo cột sống được mổ với kỹ thuậtvà phương pháp nêu trên từ 1/4/2002 đến 10/10/2003 tại Khoa Cột Sống A, BVChấn thương Chỉnh hình TP. HCM. Dữ liệunhư sau: Nam= 3. Nữ= 18 (85,7%). Tuổi TB= 17,5 (12-27). Vô căn= 13. Di chứng SBL= 4. Tật nửa đốt sống= 2. Dính xương sườn= 1. Sẹo cũ=1. Góc Cobb trước mổ TB= 75 độ (41-123). Dụng cụ sử dụng: XIA= 3. Moss Miami= 15 vàCD Horizon= 3. Nắn chỉnh dụng cụ lối sau và 
hàn xương= 14 ca. Giải phóng lối trước, kéo tạ đầu một thời gian và nắn chỉnh- hàn xương lối sau= 06 ca. Giải phóng lối trước và nắn chỉnh- hàn xương lối sau= 01 ca. Góc Cobb TB sau mổ= 42,62 (12-68). Cao thêm TB sau mổ= 6,3cm (1-14). Góc Cobb sửa chữa TB sau mổ= 32,62 độ.Tỉ lệ sửa chữa trung bình sau mổ: 45,56%. Tăng góc Cobb sau theo dõi lâu dài= 1,14 độ. Chiều cao trung bình không thay đổi khi theo dõi lần chót. Thời gian theo dõi TB= 9,6 tháng (3-20). Biến chứng hậu phẫu: Nhiểm khuẩn = 1 ca. Viêm lưỡi, viêm họng giả mạc không bạch hầu= 1 ca. Tràn máu màng phổi= 1 ca.Biến chứng cơ học: Vở chân cung= 1 ca. Lỏng ốc= 2 ca. Sút cấu hình ốc đầu trên= 1 ca. 
Bàn luận: – Nắn chỉnh, cố định, sữ vững, duy trì tốt hơn. – Cấu hình ngắn hơn. – Chú ý sự sút đầu trên cấu hình ốc – Vở chân cung do ốc lớn hơn đường kính chân cung. – Có thể áp dụng kỹ thuật hình phễu không cần màng hình tăng sáng. – Chiều cao trung bình cải thiện sau mổ tốt và không đổi khi theo dõi. – Hầu hết bệnh nhân thỏa mãn cuộc mổ. 
Kết luận: Đây là phương pháp tin cậy tuy nhiên phẫu thuật viên phải được huấn luyện đúng mức, có kinh nghiệm và qua thời gian đào tạo tốt để các thao tác khéo léo và an toàn cho bệnh nhân

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment