Báo cáo toàn văn đề tài nhánh nghiên cứu thực trạng, các yếu tố liên quan đến xơ hóa cơ

Báo cáo toàn văn đề tài nhánh nghiên cứu thực trạng, các yếu tố liên quan đến xơ hóa cơ

Cơ Delta là một cơ lớn che phủ hết mặt trước vai tham gia vào hầu hết các đông tác của khớp vai, gồm có 3 bó : bó trước, bó giữa và bó sau. Cơ Delta bám vào mép dưới gai vai, bờ ngoài mỏm cùng vai và một phần ba trước ngoài của xương đòn. Các thớ chạy thẳng xuống dưới (bó giữa) hoặc chếch từ sau ra trước (bó sau) hoặc từ trước ra sau (bó trước) tụm lại để bám vào lồi củ xương cánh tay (ấn Delta) [11]

Xơ hoá cơ Delta có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải [20]. Khi cơ Delta bị xơ hoá nhiều động tác của khớp vai bị ảnh hưởng đặc biệt là động tác khép cánh tay vào thân mình. Nếu tình trạng xơ hoá kéo dài có thể gây biến dạng xương bả vai, cột sống và lồng ngực.

Trước năm 1960, chưa có báo cáo nào về xơ hóa cơ Delta trong y văn tiếng Anh. Năm 1965, Sato báo cáo 3 trường hợp xơ hóa cơ Delta đầu tiên [47]. Từ đó đến nay nhiều trường hợp khác đã được báo cáo từ Ân Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc [19,20,21,24]. Hầu hết các tài liệu đều thấy xơ hóa cơ Delta thường xảy ra sau tiêm các thuốc vào vùng cơ Delta mà các thuốc thường dùng là kháng sinh, vitamin và thuốc giảm đau. Tuy nhiên các kết luận về xơ hóa cơ Delta liên quan đến tiêm thuốc vào vùng cơ Delta mới chỉ là giả thuyết mà chưa có nghiên cứu phân tích nào chứng minh giả thuyết này

Tại Việt Nam, năm 1999 Nguyễn Ngọc Hưng đã có báo cáo đầu tiên về xơ hóa cơ Delta [8]. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có tài liệu nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về xơ hóa cơ Delta hoặc mô tả xơ hóa cơ Delta có liên quan đến tiêm thuốc kháng sinh hoặc tiêm chủng vaccin ngoại trừ một số ít báo cáo lâm sàng về phẫu thuật trẻ em xơ hóa cơ Delta liên quan đến sau tiêm kháng sinh vào vùng cơ.

Thực tế cho thấy ở bệnh viện Nhi trung ương trong năm 2005 đã tiếp nhận 170 trẻ, trong đó chỉ tính riêng trong tháng 7-9/2005 đã có 56 trẻ ở nhóm tuổi > 10 tuổi đến khám và điều trị xơ hóa cơ Delta từ nhiều địa phương (Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ..). Gần đây, theo số liệu chưa đầy đủ của nhiều tỉnh số trẻ em bị xơ hóa cơ Delta chiếm tỷ lệ khá cao và phân bố ở nhiều nhóm tuổi. Theo số liệu báo cáo từ 30 tỉnh thành trong cả nước cho đến tháng 5/2006 đã có 10.000 bệnh nhân bị xơ hóa cơ Delta. Số bệnh nhân mắc xơ hóa cơ Delta được phát hiện trong cả nước ngày càng tăng đang gây quan ngại trong dư luận xã hội.

Cho đến nay chưa có một công trình nào trong nước công bố tỷ lệ hiện mắc cơ Delta, sự phân bố cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến xơ hóa cơ Delta tại Việt nam (trừ nghiên cứu mới đây của Viện Nhi trung ương nhưng mới chỉ nghiên cứu ở tỉnh Hà tĩnh) [16]. Vì vậy đây là một công trình nghiên cứu khoa học theo phương pháp dịch tễ học nhằm trả lời các câu hỏi sau:

a. Tỷ lệ hiện mắc xơ hóa cơ Delta hiện nay trong cộng đồng là bao nhiêu?

b. Sự phân bố xơ hóa cơ Delta tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi nào? Nam hay nữ nhiều hơn? Tập trung chủ yếu ở khu vực địa dư nào (nông thôn, thành thị)?

c. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến xơ hóa cơ Delta hiện nay ở Việt nam?

d. Kiến thức và thực hành tiêm vaccine, kháng sinh của nhân viên y tế tuyến cơ sở liên quan đến xơ hóa cơ Delta hiện nay như thế nào?

e. Vấn đề về thuốc và vaccin tại cơ sở y tế tuyến huyện và xã hiện nay như thế nào?

Trên cơ sở đó hình thành giả thuyết nghiên cứu là tiền đề cho các nghiên cứu xác định yếu tố nguy cơ đến xơ hóa cơ Delta tại Việt nam. Mục tiêu nghiên cứu này là:

1- Xác định tỷ lệ hiện mắc xơ hóa cơ Delta ở Việt Nam năm 2006-2007.

2- Mô tả một số yếu tố liên quan đến xơ hóa cơ Delta ở Việt Nam năm 2006-2007

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.1. Địa điểm nghiên cứu 10

2.2. Đối tượng nghiên cứu: 10

2.3. Tiêu chuẩn xác định ca mắc xơ hóa cơ Delta: 11

2.4. Phương pháp nghiên cứu 12

2.5. Tổ chức nghiên cứu: 17

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 19

3.2. Tỷ lệ hiện mắc xơ hóa cơ Delta tại 8 tỉnh nghiên cứu 19

3.3. Phân bố tỷ lệ hiện mắc xơ hóa cơ Delta theo khu vực, giới và nhóm tuổi

 21

3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng của xơ hóa cơ Delta 24

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 31

4.1. Tình hình mắc mắc xơ hóa cơ Delta trong cộng đồng 34

4.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố và xơ hóa cơ Delta 37

4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 40

KẾT LUẬN 41

KIẾN NGHỊ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 

 

Leave a Comment