Báo cáo tự nguyện phản ứng có hại của thuốc kháng lao ghi nhận từ hệ thống báo cáo tự nguyện
Báo cáo tự nguyện phản ứng có hại của thuốc kháng lao ghi nhận từ hệ thống báo cáo tự nguyện của Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 – 2011.Công cuộc đấu tranh với bệnh lao đã trải qua nhiều thế kỷ. Căn bệnh này đã xuất hiện cùng loài người, song mãi đến những năm cuối thế kỷ 19, khi Robert Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì cuộc chiến mới thực sự bắt đầu. Hơn 50 năm sau, một số thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn lao đã được phát hiện. Các thuốc kháng lao đặc hiệu lần lượt ra đời và công cuộc chống lại bệnh lao mới thực sự có triển vọng. Sau nửa thế kỷ có thuốc kháng lao, loài người tưởng rằng có thể thanh toán bệnh lao một cách dễ dàng. Tuy nhiên, năm 1993 Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã công bố mang tính khẩn cấp toàn cầu . .Bệnh lao đang quay trở lại với tương lai” [3].
Một trong những khó khăn trong điều trị lao hiện nay là số lượng thuốc kháng lao hạn chế trong khi phản ứng có hại của thuốc (ADR) xảy ra khá thường xuyên. Phản ứng có hại của thuốc kháng lao gây gián đoạn thời gian dùng thuốc, không tuân thủ điều trị dẫn tới gia tăng tình trạng lao kháng thuốc và thất bại điều trị. Vì vậy, việc phát hiện, giám sát và xử trí kịp thời các phản ứng có hại của các thuốc kháng lao đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và điều trị thành công của bệnh lao.
Báo cáo tự nguyện được coi là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để theo dõi, phát hiện và đánh giá nguy cơ về phản ứng có hại của thuốc. Tuy còn tồn tại một số hạn chế nhất định nhưng đây là phương pháp quan trọng trong việc cung cấp những bằng chứng có ý nghĩa về phản ứng có hại của thuốc.
Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Báo cáo tự nguyện phản ứng có hại của thuốc kháng lao ghi nhận từ hệ thống báo cáo tự nguyện của Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 – 2011” với mục tiêu: mô tả đặc điểm báo cáo phản ứng có hại liên quan đến thuốc kháng lao ghi nhận từ hệ thống báo cáo tự nguyện của Việt Nam trong giai đoạn từ 01/2009 đến 12/2011.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Đại cương về bệnh lao 2
1.1.1. Nguyên nhân gây bệnh lao 2
1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam và trên thế giới 2
1.1.2.1. Trên thế giới 2
1.1.2.2. Ở Việt Nam 3
1.2. Điều trị bệnh lao 3
1.2.1. Mục đích điều trị 3
1.2.2. Nguyên tắc điều trị 4
1.2.3. Các thuốc kháng lao và phác đồ trong điều trị bệnh lao 4
1.3. Phản ứng có hại của thuốc kháng lao 6
1.3.1. Phản ứng có hại của thuốc 6
1.3.1.1. Định nghĩa 6
1.3.1.2. Phân loại 6
1.3.2. Phản ứng có hại của các thuốc kháng lao hàng 1 7
1.3.2.1. Isoniazid 7
1.3.2.2. Rifampicin 8
1.3.2.3. Pyrazinamid 9
1.3.2.4. Ethambutol 10
1.3.2.5. Streptomycin 10
1.3.3. Một số nghiên cứu về phản ứng có hại của thuốc kháng lao 11
1.4. Hệ thống báo cáo tự nguyện và vai trò trong chương trình chống lao 12
1.4.1. Hệ thống báo cáo tự nguyện về phản ứng có hại của thuốc 12
1.4.2. Ưu điểm và hạn chế của báo cáo tự nguyện 13
1.4.3. Vai trò của hệ thống báo cáo tự nguyện về phản ứng có hại của thuốc trong
chương trình chống lao 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Xây dựng danh mục thuốc nghiên cứu 16
2.1.1. Cơ sở xây dựng danh mục thuốc nghiên cứu 16
2.1.2. Danh mục thuốc kháng lao sử dụng trong nghiên cứu 16
2.2. Đối tượng nghiên cứu 16
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 17
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu 17
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 20
3.1 .Thông tin chung 20
3.1.1. Thông tin về báo cáo 20
3.1.2. Thông tin về đơn vị gửi báo cáo 20
3.1.3. Thời gian từ khi xuất hiện ADR đến khi gửi và nhận báo cáo 21
3.1.4. Thông tin về người báo cáo và bệnh nhân 22
3.2. Thông tin về thuốc nghi ngờ 23
3.2.1. Đường dùng của thuốc kháng lao 23
3.2.2. Số lượng báo cáo theo thuốc kháng lao 24
3.2.3. Thông tin về các thuốc nghi ngờ khác 25
3.3. Thông tin về ADR 27
3.3.1. Thông tin chung 27
3.3.2. Một số cặp thuốc – biểu hiện ADR mã hóa theo SOC được ghi nhận nhiều
nhất 28
3.3.3. Các ADR đặc biệt 30
3.4. Thời gian tiềm tàng xuất hiện ADR 31
3.5. Cách xử trí 32
3.6. Kết quả sau xử trí ADR 33
3.7 . Mức quy kết thuốc – ADR 34
3.8. Đánh giá mức độ hoàn thành báo cáo 35
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 37
KÉT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 44
Kết luận 44
Đề xuất 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. Cách tính điểm hoàn thành báo cáo
PHỤ LỤC 2. Cách xử trí ADR theo Hướng dẫn điều trị lao (năm 2010)
của WHO