BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ SỨC KHỎE CỦA THAI PHỤ, TRẺ SƠ SINH TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI NĂM 2014-2015

BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ SỨC KHỎE CỦA THAI PHỤ, TRẺ SƠ SINH TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI NĂM 2014-2015

BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ SỨC KHỎE CỦA THAI PHỤ, TRẺ SƠ SINH TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI NĂM 2014-2015.Bạo lực đối với phụ nữ là một vấn đề sức khỏe y tế công cộng mang tínhtoàn cầu. Trong đó, chồng là đối tượng chính gây nên bạo lực đối với phụ nữ[1],[2]. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bạo lực do chồng đối với phụ nữ bao gồm: bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác và bạo lực tình dục. Theo một báo cáogần đây của WHO, 35% phụ nữ bị bạo lực do chồng trong cuộc đời bao gồm bạo lực thể xác và tình dục [3]. Thai phụ là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương với tỷlệ bị bạo lực dao động từ 2% đến 57% tùy thuộc vào mỗi quốc gia [4],[5]. Phụ nữ khi mang thai phải chịu bạo lực sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏecủa họ và thai nhi, họ có nguy cơ trầm cảm, sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, sinhnhẹ cân thậm chí trong một số trường hợp nặng còn có nguy cơ tử vong mẹ vàtrẻ sơ sinh [1],[6].


Một số nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ bạo lựcđối với thai phụ bao gồm: thai phụ trẻ tuổi [7],[8],[9],[10]; thai phụ có trình độc học vấn thấp[7], [10],[11]; thai phụ thất nghiệp [7],[9],[10],[12] hoặc sống trongcác hộ gia đình có thu nhập thấp hay sống tại các vùng nông thôn [7],[12]. Mộtsố yếu tố nguy cơ từ phía chồng cũng được tìm ra như: chồng trẻ tuổi, trình độc học vấn thấp, thất nghiệp, nghiện rượu [7],[8],[10],[11]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra những phụ nữ được hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè hoặc các tổ chức xã hội có thể làm giảm nguy cơ bị bạo lực trong quá trình mang thai [13],[14].
Theo WHO, sinh non được định nghĩa khi trẻ được sinh sau 22 tuần vàtrước 37 tuần thai; sinh nhẹ cân được định nghĩa là cân nặng khi sinh của trẻ nhỏhơn 2500g [15]. Đây được xem là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của trẻ [15],[16]. Một số nghiên2 cứu trên thế giới đã tìm hiểu mối liên quan giữa bạo lực đối với thai phụ và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này sử dụng thiết kếnghiên cứu cắt ngang hoặc bệnh chứng sử dụng phương pháp thu thập số liệudựa vào bệnh viện và được thực hiện tại Châu Phi hoặc Châu Mỹ. Các nghiên cứu này gợi ý cần có một thiết kế nghiên cứu theo dõi dọc với cỡ mẫu lớn đượcthực hiện tại cộng đồng, kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính nhằm xem xét đến mối liên quan giữa các loại bạo lực trong quá trình mang thai và sức khỏe của thai phụ cũng như nguy cơ sinh non/sinh nhẹ cân[12],[17],[18],[19].
Tại Việt Nam 63.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm và gần 50% trong số đó là tử vong sơ sinh. Trong đó, 50% nguyên nhân tử vong sơ sinh được biết đếnlà sinh non/sinh nhẹ cân và các biến chứng của sinh non/sinh nhẹ cân [20].Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 cũng chỉ ra rằng 58% phụ nữ phải chịu một loại bạo lực trong đời (bạo lực tinh thần: 54%;thể xác: 32%; tình dục: 10%) [21]. Việt Nam cũng đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình vào năm 2007 và Chính phủ cũng thông qua chiến lược quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên thực trạng việc thực hiện chiến lược quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình còn nhiều hạn chế.
Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản hiểu rõ sức khỏe của thai phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, tuy nhiên vai trò của bạo lực ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi còn chưa được biết đến. Nhưng thai phụ bị bao lực đang chăm sóc bản thân và chăm sóc tiền sản như thế nào, họ tìm kiếm sự hỗ trợ và thực trạng hỗ trợ từ phía cộng đồng vẫn còn là câu hỏi đối vớ 3 những nhà quản lý chính sách. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài này với các mục tiêu.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ thai phụ bị bạo lực (tinh thần/thể xác/tình dục) do chồng vàmột số yếu tố kinh tế văn hóa xã hội liên quan trên thai phụ tại huyện ĐôngAnh, Hà Nội năm 2014-2015.
2. Xác định mối liên quan giữa bạo lực do chồng với sức khỏe của thai phụ vànguy cơ sinh non/sinh nhẹ cân ở những thai phụ này.
3. Mô tả hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ và thực trạng hỗ trợ đối với những thaiphụ bị bạo lực do chồng nói trên

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………… 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN…………………………………………………………………………. 4
1.1. Một số định nghĩa…………………………………………………………………………………. 4
1.1.1. Định nghĩa sinh non và sinh nhẹ cân……………………………………………………4
1.1.2. Một số định nghĩa về bạo lực ……………………………………………………………..4
1.1.3. Cách thức xác định và phân loại bạo lực………………………………………………8
1.1.4. Một số khung lý thuyết………………………………………………………………………9
1.2. Thực trạng bạo lực đối với thai phụ………………………………………………………. 13
1.2.1. Tỷ lệ bạo lực đối với thai phụ trên thế giới…………………………………………13
1.2.2. Tỷ lệ bạo lực đối với thai phụ tại Việt Nam………………………………………..14
1.2.3. Các yếu tố liên quan đến bạo lực đối với thai phụ……………………………….16
1.3. Ảnh hưởng của bạo lực đối với sức khỏe của thai phụ và trẻ sơ sinh. ……….. 20
1.3.1. Tác hại của bạo lực đối với sức khỏe thai phụ…………………………………….20
1.3.2. Tác hại của bạo lực đến sức khỏe trẻ sơ sinh………………………………………23
1.4. Hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ và sự hỗ trợ đối với các thai phụ bị bạo lực do
chồng. ……………………………………………………………………………………………….. 27
1.4.1. Hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ của các thai phụ bị bạo lực………………………..27
1.4.2. Sự hỗ trợ đối với thai phụ bị bạo lực………………………………………………….33
1.5. Tổng quan về huyện Đông Anh ……………………………………………………………. 36
1.6. Một số khoảng trống và sự cần thiết tiến hành nghiên cứu. ……………………… 36
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………….. 38
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………………………. 38
2.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng ……………………………………………………………. 40
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………40
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………40
2.2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu……………………………………………………………………….402.2.4. Kỹ thuật thu thập và quá trình thu thập số liệu ……………………………………41
2.2.5. Điều tra viên …………………………………………………………………………………..43
2.2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu…………………………………………………………….45
2.2.7. Bộ câu hỏi phỏng vấn………………………………………………………………………51
2.2.8. Hạn chế sai số…………………………………………………………………………………52
2.2.9. Quản lý và phân tích số liệu ……………………………………………………………..53
2.3. Thiết kế nghiên cứu định tính ………………………………………………………………. 54
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………54
2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu……………………………………………………………………….54
2.3.3. Quá trình thu thập số liệu …………………………………………………………………54
2.3.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu…………………………………………………………….55
2.3.5. Công cụ nghiên cứu định tính …………………………………………………………..55
2.3.6. Phân tích số liệu………………………………………………………………………………55
2.4. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 55
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ…………………………………………………………………………….. 57
3.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu……………………………………………………… 57
3.2. Thực trạng bạo lực do chồng đối với thai phụ và các yếu tố kinh tế văn hóa
xã hội có liên quan. …………………………………………………………………………….. 61
3.2.1. Tỷ lệ và tần suất thai phụ bị bạo lực do chồng…………………………………….61
3.2.2. Phân tích một số yếu tô kinh tế-văn hóa-xã hội liên quan đến bạo lực do
chồng trên thai phụ. ………………………………………………………………………………….68
3.3. Mối liên quan giữa bạo lực do chồng trong quá trình mang thai với sức khỏe
của thai phụ và trẻ sơ sinh……………………………………………………………………. 79
3.3.1. Mối liên quan giữa bạo lực do chồng trong quá trình mang thai và sức
khỏe của thai phụ. …………………………………………………………………………………….79
3.3.2. Mối liên quan giữa bạo lực do chồng trong quá trình mang thai và sức
khỏe của trẻ sơ sinh…………………………………………………………………………………..833.4. Hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ của các thai phụ bị bạo lực do chồng và sự hỗ trợ
đối với các thai phụ bị bạo lực do chồng. ………………………………………………. 89
3.4.1. Hành vi tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ của thai phụ khi bị bạo lực và một số yếu
tố liên quan………………………………………………………………………………………………89
3.4.2. Thực trạng hỗ trợ đối với thai phụ bị bạo lực ……………………………………..92
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….. 99
4.1. Thực trạng bạo lực do chồng đối với thai phụ và các yếu tố liên quan………. 99
4.1.1. Tỷ lệ bạo lực đối với thai phụ……………………………………………………………99
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến bạo lực đối với thai phụ …………………………103
4.2. Mối liên quan giữa bạo lực do chồng trong quá trình mang thai với sức khỏe
của thai phụ và trẻ sơ sinh………………………………………………………………….. 109
4.2.1. Mối liên quan giữa bạo lực và sức khỏe của thai phụ…………………………109
4.2.2. Mối liên quan giữa bạo lực và sức khỏe của trẻ sơ sinh ……………………..112
4.3. Hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ của các thai phụ bị bạo lực do chồng và sự hỗ trợ
đối với các thai phụ bị bạo lực do chồng. …………………………………………….. 115
4.4. Bàn luận về phương pháp ………………………………………………………………….. 120
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 124
5.1. Thực trạng bạo lực do chồng đối với thai phụ và các yếu tố liên quan…….. 124
5.2. Mối liên quan giữa bạo lực do chồng trong quá trình mang thai với sức khỏe
của thai phụ và trẻ sơ sinh………………………………………………………………….. 124
5.3. Hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ của các thai phụ bị bạo lực do chồng và sự hỗ trợ
đối với các thai phụ bị bạo lực do chồng. …………………………………………….. 125
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………. 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ…………………. 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………… 129DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Một số đặc điểm cá nhân của thai phụ …………………………………………….57
Bảng 3.2: Tiền sử sản khoa của thai phụ ………………………………………………………..59
Bảng 3.3: Một số đặc điểm cá nhân của chồng thai phụ……………………………………59
Bảng 3.4: Tỷ lệ bạo lực do chồng đối với thai phụ…………………………………………..61
Bảng 3.5: Tần suất bạo lực do chồng đối với thai phụ ……………………………………..61
Bảng 3.6: Tỷ lệ bạo lực tinh thần theo đặc điểm chung của thai phụ………………….64
Bảng 3.7: Tỷ lệ bạo lực thể xác theo đặc điểm chung của thai phụ…………………….65
Bảng 3.8: Tỷ lệ bạo lực tình dục theo đặc điểm chung của thai phụ …………………..66
Bảng 3.9: Tỷ lệ thai phụ bị bạo lực một lần hoặc nhiều lần trong quá trình mang
thai và các đặc điểm của thai phụ…………………………………………………………………..67
Bảng 3.10: Mô hình hồi quy logistic phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố cá
nhân của thai phụ với nguy cơ bị bạo lực do chồng khi mang thai …………………….69
Bảng 3.11: Mô hình hồi quy logistic phân tích mối liên quan giữa một số đặc điểm
cá nhân, lối sống, thái độ của chồng với nguy cơ thai phụ bị bạo lực …………………72
Bảng 3.12: Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa lối sống
không lành mạnh và thái độ không tốt về lần mang thai này của chồng và nguy cơ
thai phụ bị bạo lực……………………………………………………………………………………….76
Bảng 3.13: Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa hỗ trợ xã
hội và nguy cơ thai phụ bị bạo lực do chồng khi mang thai ………………………………77
Bảng 3.14: Mô hình logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa bạo lực …………79
Bảng 3.15: Mô hình logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa tần suất và số loại
bạo lực thai phụ bị và nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe ………………………………….81
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa bạo lực đối với thai phụ và nguy cơ sinh non……..83
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa bạo lực đối với thai phụ và nguy cơ…………………..85
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa tần suất, số loại bạo lực đối với thai phụ và nguy cơ
sinh non. …………………………………………………………………………………………………….87Bảng 3.19: Mối liên quan giữa tần suất, số loại bạo lực đối với thai phụ và nguy cơ
sinh trẻ nhẹ cân……………………………………………………………………………………………88
Bảng 3.20: Tiết lộ của thai phụ khi bị bạo lực…………………………………………………89
Bảng 3.21: Phân bố các đối tượng thai phụ đã từng tiết lộ khi họ bị bạo lực……….89
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa việc không tiết lộ khi bị bạo lực và một số đặc điểm
của thai phụ. ……………………………………………………………………………………………….90
Bảng 3.23: Phân bố những đối tượng đã từng giúp thai phụ khi bị bạo lực …………92
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Quá trình nghiên cứu …………………………………………………………………44
Biểu đồ 3.1: Các loại bạo lực trong quá trình mang thai …………………………………..62
Biểu đồ 3.2: Sự chồng chéo các loại bạo lực đối với thai phụ……………………………63
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Phân loại các loại bạo lực ………………………………………………………………..9
Hình 1.2: Mô hình lồng ghép các yếu tố gây ra bạo lực do chồng ……………………..10
Hình 1.3: Khung lý thuyết tác động của bạo lực đến sức khỏe của thai phụ và kết
quả của thai kỳ…………………………………………………………………………………………….11
Hình 1.4: Mô hình tìm kiếm sự hỗ trợ của thai phụ bị bạo lực ………………………….12

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment