Bảo quản lạnh sâu các mảnh xương sọ tại labo bảo quản mô trường đại học y Hà Nội từ 2002 – 2010

Bảo quản lạnh sâu các mảnh xương sọ tại labo bảo quản mô trường đại học y Hà Nội từ 2002 – 2010

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình bảo quản lạnh sâu các mảnh xương sọ tại labo bảo quản mô Đại học Y Hà Nội từ 2002 – 2010 và đưa ra những nhận xét. Kết quả cho thấy tổng số ca bảo quản: 3587, trong đó 2835 bệnh nhân là nam, chiếm 79%; nữ: 746 bệnh nhân, chiếm 20,8%, có 3031 bệnh nhân từ 18 đến 60 tuổi, chiếm 84,5 %. Hơn 90% bệnh nhân gửi xương bảo quản là do tai nạn giao thông. Có 38 bệnh viện gửi xương sọ đến bảo quản tại labo. Có 2217 (chiếm 61,8%) mảnh xương đã được ghép trả lại cho bệnh nhân; 632 mảnh (17,6%) hiện còn bảo quản chưa ghép lại; 726 (20,2%) bệnh nhân tử vong; số còn lại không khai thác được thông tin (0,4%). Có 1632 (73,6%) bệnh nhân được ghép lại mảnh xương trong 3 – 6 tháng đầu. Số ca bảo quản ngày càng tăng, đặc biệt là nam trong độ tuổi lao động. Số bệnh viện gửi bảo quản tăng nhanh trong những năm gần đây. Thời gian bảo quản xương để ghép lại tối thiểu là 3 tháng.

Mỗi năm ở nước ta có hàng chục nghìn trường hợp chấn thương sọ não, u não phải phẫu thuật mở hộp sọ giải áp [1]. Các mảnh xương sọ lấy ra trong phẫu thuật giải áp không thể lắp lại được ngay mà phải bảo quản tạm thời chờ ghép lại cho bệnh nhân sau này nhằm khắc phục tình trạng khuyết sọ. Việc lắp lại mảnh xương không những duy trì chức năng bảo vệ não mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân [2].
Trước đây, mảnh xương này thường được bảo quản tạm thời bằng cách vùi dưới da bụng bệnh nhân. Tuy nhiên, biện pháp này bắt buộc bệnh nhân phải trải qua hai lần phẫu thuật: một là phẫu thuật để vùi mảnh xương ngay sau mở hộp sọ giải áp; hai là lấy mảnh xương ra để ghép lại. Quá trình phẫu thuật tuy đơn giản nhưng thường để lại sẹo xấu hoặc thể xẩy ra biến chứng, đặc biệt là nhiễm trùng. Mảnh xương để dưới da bụng lâu ngày có thể bị ăn mòn, di chuyển, gây khó chịu cho bệnh nhân.
Cũng đã có nhiều các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các vật liệu để tạo hình vòm sọ như titan, gốm, xi măng sinh học, vật liệu tổng hợp composite [3]…hoặc sử dụng xương tự thân (xương mào chậu, sụn sườn). Tuy nhiên, thực tế cho thấy mảnh xương của chính bệnh nhân là loại vật liệu lý tưởng nhất nếu được bảo quản đúng kỹ thuật. Năm 2002, Labo bảo quản mô – Trường Đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng quy trình bảo quản lạnh sâu bảo quản các mảnh xương sọ này để ghép lại cho bệnh nhân. Trong 8 năm áp dụng, đã có hơn 3000 mảnh xương sọ được bảo quản, trong đó hơn 2000 mảnh đã được ghép trả lại cho bệnh nhân.
Bảo quản lạnh sâu mảnh mô xương sọ để ghép lại tự thân cho các bệnh nhân mở nắp hộp sọ giải áp là một phương pháp đã được áp dụng từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, đây lại phương pháp mới ở nước ta. Để có những cơ sở nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp này, chúng tôi tiến hành đề tài: Khảo sát tình hình bảo quản lạnh sâu các mảnh xương sọ

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment