Bất ngờ về Cây Bại Tương Thảo với 14 tác dụng trị bệnh
Bất ngờ về Cây Bại Tương Thảo với 14 tác dụng trị bệnh
Bại tương thảo là loại dược liệu đóng vai trò quan trọng đối với một số loại bệnh cơ thể. Tuy nhiên, cây lại không phổ biến nên ít người biết đến.
Cây bại tương thảo có khả năng trị đau lưng, đau bụng, căng bụng dưới hậu sản; chữa ứ huyết, bệnh trĩ, bệnh liên quan đường ruột, ho có đờm trong phổi, đinh nhọt, viêm tuyến sữa, tiểu ra máu… Với bà bầu thì có thể nói đây là một trong những thần dược.
Bởi vậy, bạn nhất định đừng bỏ qua thông tin bài viết chia sẻ về bại tương thảo. Từ đó, có cơ hội áp dụng nhiều bài thuốc hữu ích.
Bại tương thảo là gì?
- Tên khoa học: Patrinia scaplosaefolia Lamk.
- Họ: Nữ lang – Valerianaceae.
- Tên gọi khác: Bại tương, cây trạch bại, khô thán, khổ chức, mã thảo, lộc thủ, kỳ minh, cây lộc trường.
Bại tương thảo thuộc dạng thân cỏ mềm, vòng đời kéo dài 1-2 năm. Chiều cao trung bình của cây từ 0.7-1.5m, thân cây phân chia nhiều nhánh. Thân bại tương thảo mềm, nhẵn, tròn, ruột bên trong rỗng, không bao lông.
Lá cây có phiến khép, mọc đối xứng nhau, kiểu xẻ hình lông chim. Các lá mọc ở gốc cuống dạng bẹ, lá đơn hình thuôn trứng. Lá bại tương thảo màu xanh lục, mép hình răng cưa thấp, không đều, bẹ có xu hướng ôm vào thân cây.
Cuống hoa cao, có những bông hoa nhỏ mọc ở nách lá. Cánh hoa màu vàng nhạt, thường mọc nơi đầu cành hay ngọn cây.
Quả bại tương thảo hình trứng dẹt, xung quanh có lông bao bọc. Một mặt quả có 1 sóng, mặt còn lại gồm 3 sóng. Vào mùa thu, quả bắt đầu già, khi đông về có xu hướng lụi dần.
Rễ bại tương thảo hình trụ dài, chỗ to chỗ nhỏ, cứng, màu nâu, đâm sâu vào trong lòng đất. Xung quanh xuất hiện nhiều rễ con.
Toàn bộ các bộ phận của cây bại tương thảo đều có thể sử dụng làm thuốc.
Trong đó, thân, lá, rễ trị kiết lỵ. Rễ sắc nước uống có công hiệu chữa bệnh bạch lỵ, xương cốt kết hạch, băng huyết, lợi tiểu tiện. Hoa và hạt trị chứng nóng trong người, an định tinh thần.
Thông thường, rễ cây vẫn được sử dụng phổ biến hơn cả nhờ chứa đựng giá trị dược liệu quan trọng. Rễ bại tương thảo thu hoạch vào tháng 8 hàng năm.
Sau khi thu hái dược liệu, người ta sẽ rửa sạch loại bỏ tạp chất. Phân loại từng bộ phận, sử dụng tươi, phơi khô, hoặc bào chế rồi bảo quản để dùng dần.
Bại tương thảo mọc ở đâu?
Bại tương thảo là cây ưa sáng, có khả năng hơi chịu bóng. Tập trung chủ yếu các khu vực khí hậu ẩm mát như lề đường, sườn đồi.
Loại cây này tìm thấy nhiều tại Trung Quốc. Ở Việt Nam, bại tương thảo mọc ở khu vực miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn. Nhưng số lượng không nhiều nên ít người biết đến.
Tác dụng của bại tương thảo
Bại tương thảo trong Đông y tính hơi lạnh, có vị cay, đắng, quy kinh vị, đại trường, can. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, điều trị mụn nhọt, khử ứ bài nông.
Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau đẻ gặp trường hợp đau bụng. Người bị co thắt tuyến tiền liệt, viêm ruột thừa…
Theo kinh nghiệm dân gian, lấy bại tương thảo giã nhỏ, vắt lấy nước dùng. Giúp tiêu trừ thấp nhiệt ở mắt và lưỡi.
Tại vị trí mụn nhọt sưng đau, vắt nước dược liệu lên nhanh chóng làm vỡ mụn, lấy được sạch mủ. Đối với mụn cóc sẽ tự nhiên biến mất. Ngoài ra, vết thương rắn cắn cũng được làm tiêu trừ độc tố.
Bại tương thảo chữa bệnh gì?
Trong nhiều bài thuốc quan trọng đối với sức khỏe, bại tương thảo đóng vai trò như vị dược liệu quý hiếm. Bạn có thể sử dụng khi cần chữa trị các vấn đề sau đây.
1, Chữa đau bụng hậu sản
Chuẩn bị 5 lượng bại tương thảo, đem sắc cùng 4 bát nước. Đun bằng lửa nhỏ, chờ cô đặc còn khoảng 2 bát nước thì dừng.
Chia uống thuốc ngày 3 lần.
2, Trị phụ nữ ứ huyết, căng đau bụng dưới sau sinh
Bạn dùng 60g rễ bại tương thảo, sắc lấy nước đặc để uống 3 lần mỗi ngày.
3, Chữa hậu sản xuống huyết kéo dài
Bài thuốc:
- Bại tương thảo: 6g
- Đương quy: 6g
- Sâm nam: 8g
- Thược dược: 8g
- Trúc nhự: 4g
- Hương thảo: 4g
- Thục địa: 12g
Cách dùng:
- Rửa sạch các nguyên liệu với nước để loại bỏ bụi bẩn.
- Thêm 3 bát nước vào sắc lấy còn 2 bát.
- Chia uống 2-3 lần hàng ngày, lúc bụng còn đang đói.
4, Trị chứng đau lưng ở thời kỳ hậu sản
Bài thuốc:
- Bại tương thảo: 8g
- Vân quy: 8g
- Xuyên khung: 6g
- Thược dược: 6g
- Quế tâm (vỏ quế đã cạo sạch lớp biểu bì): 6g
Cách dùng:
- Sắc cùng 2 chén nước, lấy lại 1 chén để uống.
- Chia uống 2 lần trong ngày.
- Lưu ý: Quá trình sử dụng bài thuốc bại tương thảo, bạn cần kiêng ăn hành.
5, Trị chứng viêm tuyến sữa, băng huyết, đi tiểu ra máu
Bại tương thảo giã nát để lấy phần nước cốt, đun sôi và uống cùng rượu.
6, Chữa sung huyết kết mạc, viêm kết mạc cấp tính sưng đau
Bài thuốc:
- Rễ bại tương thảo: 60g
- Bồ công anh: 60g
- Kim ngân hoa: 15g
Cách dùng:
- Sắc nguyên liệu với 4 bát nước, lấy cạn còn 2 bát.
- Chia 3 lần uống hết trong ngày.
7, Trị lở loét, cảm giác ngứa ngáy quanh lưng
Cách dùng 1:
Bại tương thảo bạn đem sắc kỹ lấy nước để rửa bên ngoài khu vực tổn thương.
Cách dùng 2:
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giã nát dược liệu.
Lọc lấy chừng 240ml nước cốt đặc. Thêm 15g nước gừng, uống cùng rượu.
Bã thuốc bôi trực tiếp tại vị trí loét 1-2 lần.
8, Điều trị vấn đề liên quan đến đường ruột
Bài thuốc:
- Bại tương thảo: 2 phần
- Phụ tử: 2 phần
- Cam thảo dây: 10 phần
Cách dùng:
- Nghiền tất cả thành bột mịn.
- Hàng ngày, lấy 1 muỗng canh bột thuốc để sắc trong 2 bát nước.
- Đun cạn lấy 1 bát, uống hết 1 lần duy nhất.
9, Chữa viêm ruột thừa cấp, bị táo bón khó đi ngoài
Bài thuốc:
- Bại tương thảo: 40g
- Cỏ tím: 40g
- Bồ công anh: 40g
- Hạt bí đao: 40g
- Hạt đào: 9 hạt
Cách dùng:
Ngày sắc 1 thang để lấy nước uống, chia làm 2-3 lần.
10, Điều trị trĩ
Bạn ninh nhừ cây bại tương thảo, đổ nước khi còn nóng ra chậu. Xông hơi đến khi nước nguội.
Thực hiện nhiều lần mỗi ngày, qua thời gian ngắn bệnh nhanh chóng khỏi hẳn.
11, Chữa bí tiểu, tiêu thũng, viêm gan vàng da cấp tính
Bài thuốc:
- Bại tương thảo: 30g
- Khoản cân thảo: 30g (không có tài liệu về vị thuốc này)
- Thổ nhân trần: 30g
- Hạt dành dành: 15g
Cách dùng:
- Sắc chung nguyên liệu cùng nhau.
- Lấy nước thuốc đặc để uống, có thể cho thêm chút đường cát trắng.
12, Chữa ho có đờm trong phổi
Bài thuốc:
- Bại tương thảo: 1kg
- Diếp cá: 2kg
- Đại hoàng đằng: 1kg
- Lô căn: 1kg
- Cát cánh: 0.5kg
Cách dùng:
- Tất cả dược liệu sắc kỹ trong 500ml.
- Chia uống nước thuốc ngày 3 lần cho hết.
13, Trị đinh nhọt chưa vỡ mủ
Lá non bại tương thảo hái về dùng ngay. Rửa sạch với nước muối, giã nát.
Đắp trực tiếp vào nốt đinh nhọt, thực hiện ngày 2 lần.
Không phù hợp để áp dụng lúc mụn nhọt đã vỡ.
14, Trị bệnh hoàng đản
Dùng hạt bại tương thảo và hạt sen nghiền nhỏ. Mỗi lần lấy 6g đun sôi cùng nước, ngày uống 2 lần để phát huy hiệu quả tối đa.
Cách sử dụng bại tương thảo
Bộ phận rễ già của bại tương thảo được đồ sôi cùng ít lá cam thảo. Duy trì trong 3 giờ đồng hồ liên tục. Sau đó, lá cam thảo đem loại bỏ, chỉ giữ lại rễ bại tương thảo phơi khô. Tích trữ phục vụ nhu cầu sử dụng dài lâu.
Để bảo quản dược liệu tốt nhất, tránh ẩm mốc, đòi hỏi để nơi thoáng mát. Tốt hơn hết, sau khi bào chế bạn cho vào túi bóng hoặc hũ sạch. Vi khuẩn hay bụi bẩn đều sẽ khó có thể tấn công.
Tác dụng phụ của bại tương thảo
Mặc dù chưa có bất cứ thông tin ghi nhận về độc tính của cây bại tương thảo. Song nếu lạm dụng quá liều lượng. Người dùng dễ gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như nhức đầu, buồn nôn, giảm tế bào bạch cầu…
Bại tương thảo bán ở đâu Hà Nội và TP.HCM?
Hiện nay, không khó để bạn tìm được địa chỉ cung cấp dược liệu trên thị trường. Dù vậy, không phải bất cứ cơ sở nào cũng đảm bảo uy tín. Bởi thế, bạn cần có sự tìm hiểu, đánh giá kỹ lưỡng trước quyết định đầu tư bại tương thảo.
Qua đó, yên tâm mua được dược liệu đúng chuẩn chất lượng, xuất xứ minh bạch, giá cả hợp lý. Trước đa dạng lựa chọn, bạn hãy dành sự tin tưởng ở caythuoc.org.
Hình ảnh bại tương thảo
Tác dụng chữa bệnh của bại tương thảo đã được đông đảo người dùng ghi nhận. Thực tế hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng mỗi người. Vì vậy, quá trình sử dụng bạn cần có sự kiên trì, áp dụng chế độ sinh hoạt hợp lý.
NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM: