Bất thường karyotype và kết quả điều trị hormon nữ ở hội chứng Turner

Bất thường karyotype và kết quả điều trị hormon nữ ở hội chứng Turner

Hội chứng Turner (TS) là bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể hay gặp. Bệnh xảy ra ở trẻ gái với đặc điểm lâm sàng là thiểu năng sinh dục và lùn. Điều trị sớm có thể giúp tăng trưởng chiều cao và cải thiện thiểu năng sinh dục. Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị hormon nữ và GH ở bệnh nhân TS. Đối tượng: 108 bệnh nhân chẩn đoán TS tại Bệnh viện Nhi trung ương. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Trước khi điều trị hormon nữ chỉ có 3,7% bệnh nhân có vú B2-B3; còn lại là B1. Sau 5 năm điều trị 100% bệnh nhân có vú từ B2 đến B4. Trước điều trị hormon nữ 97,5% bệnh nhân chưa có lông mu; chỉ có 2,5% bệnh nhân có lông mu P2. Sau 5 năm điều trị, chỉ có 14,2% bệnh không có lông mu; 85,8% bệnh nhân có lông mu từ P2 đến P4. Trước điều trị, không có bệnh nhân nào có kinh nguyệt. Sau 5 năm điều trị, 90% bệnh nhân có kinh nguyệt. Sau điều trị GH chiều cao tăng hơn từ 4,5 đến 6 cm so với không điều trị. Kết luận: Điều trị hormon nữ có tác dụng hiệu quả. Sau 5 năm điều trị, 90% bệnh nhân có kinh nguyệt. Chiều cao sau điều trị GH cao hơn so với không điều trị GH.
Từ khoá: Hội chứng Turner.
I.    ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng Turner (TS) là một trong những bệnh rối loạn nhiễm sắc thể (NST) giới tính. Nguyên nhân của TS là do thiếu một NST X hoặc rối loạn cấu trúc NST X. NST X có vai trò trong việc nuôi dưỡng và phát triển buồng trứng, là nơi sản xuất ra hormon nữ để phát triển thể chất và dậy thì. Khi NST X bị tổn thương, buồng trứng không được nuôi dưỡng và phát triển làm thiếu hụt estrogen đưa đến chậm phát triển thể chất và thiểu năng sinh dục. Tần suất TS vào khoảng 1/2000 trẻ gái sinh ra sống (5). Năm 1938 Henry Turner mô tả các triệu chứng chính: lùn, thiểu năng sinh dục, thừa da cổ, tóc mọc thấp, cẳng tay cong ra ngoài, và là người đầu tiên chỉ định dùng estrogen cho bệnh nhân TS (2).
Chẩn đoán và điều trị sớm cho TS là cần thiết để cải thiện chiều cao của trẻ, phát triển dậy thì, điều trị và phòng biến chứng tim mạch, khiếm thính, sàng lọc và chăm sóc các dị tật cho bệnh nhân TS. Hormon nữ được bổ sung cho TS với mục đích làm cho bệnh nhân phát triển dậy thì, làm cho trẻ có vú, có lông mu, tử cung to ra, tạo chu kỳ kinh nhân tạo. Ngoài ra hormon nữ cũng làm tăng phát triển thể chất, tăng chiều cao, cân nặng và tỷ trọng xương làm cho trẻ tăng khả năng tự tin, dễ dàng hòa đồng cùng bạn bè.
Hormon tăng trưởng (GH) tái tổ hợp được sử dụng cho trẻ để cải thiện chiều cao được áp dụng từ những năm 1980 trên thế giới. Điều trị GH kết hợp với hormon nữ thay thế giúp cho trẻ có tầm vóc cao hơn, có dậy thì và phát triển đặc tính sinh dục phụ như nữ bình thường (2,3).
Tại Việt Nam cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về TS đã được công bố và chưa có công trình nào công bố về kết quả điều trị TS. Năm 2008, tại Bệnh viện Nhi trung ương đã nghiên cứu 86 bệnh nhân TS và nhận thấy tuổi trung bình nhập viện là 12 tuổi (1). Nhóm trên 13 tuổi đều có thiểu năng sinh dục. Chiều cao khi chẩn đoán thấp hơn 3,4 SD so với tuổi. Nhiều bệnh nhân đến muộn nên không có chỉ định điều trị GH và/hoặc phải chịu đựng nhiều năm không có biểu hiện dậy thì gây thiệt thòi cho bệnh nhân. Chúng tôi thực hiện đề tài “Bất thường karyotype và kết quả điều trị hormon nữ ở hội chứng Turner” với 2 mục tiêu:
1.    Nhận xét kết quả điều trị hormon nữ lên phát triển sinh dục của bệnh nhân TS
2.    Nhận xét kết quả điều trị hormon tăng trưởng lên phát triển chiều cao của bệnh nhân TS.
II.     ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.    Đối tượng nghiên cứu
Gồm 108 bệnh nhân bị hội chứng Turner vào Bệnh viện Nhi trung ương từ 1989 đến 2009.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
– Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của Henry Turner mô tả: lùn, thiểu    năng    sinh    dục,
thừa    da cổ, tóc mọc thấp, và cẳng tay cong ra ngoài (cubitus valgus) (3,4).
-. Bệnh nhân có karyotype (3,4):
+ 45,XO
+ Thể khảm: 45,XO/46,XX, 45,XO/46,XX/47,XXX, …
+ Rối loạn cấu trúc: iXp, iXq, delXp, delXXq, rX, …
Chọn lựa bệnh nhân có cả 2 tiêu chuẩn hoặc bệnh nhân có karyotype    là    46,XX
nhưng đạt tiêu chuẩn với lâm sàng điển hình của TS như Turner mô tả.
+ 80 bệnh nhân được điều trị hormon nữ cho mục tiêu 1.
+ 5 bệnh nhân được điều trị GH cho mục tiêu 2.
2.2.    Phương pháp nghiên cứu
Karyotype được làm từ tế bào bạch cầu lympho máu ngoại biên, sau đó dùng kỹ thuật nhuộm bằng G và nhuộm giemsa.
Sử dụng phương pháp cắt ngang. Mỗi bệnh nhân được làm hồ sơ nghiên cứu về tuổi chẩn đoán, biểu hiện lâm sàng, thuốc điều trị, kết quả điều trị. Bệnh nhân TS sau 10¬12 tuổi mà chưa có biểu hiện phát triển sinh dụng phụ, được dùng hormon nữ. Liều estrogen được sử dụng như sau: ethinyl estradiol biệt dược Mikrofollin liều 12,5 ụ,g/ngày; hoặc estrogen liên hợp, biệt dược Premarin 0,625mg/1 viên, liều lÁ – ‘/2 viên/ngày. Liều estrogen được tăng dần 3-6 tháng 1 lần cho đến liều ethinyl estradiol 0,05mg/ngày hoặc Premarin 0,625mg/ngày. Progesteron được bổ sung khi trẻ bắt đầu có kinh nguyệt. Để tạo vòng kinh giả, estrogen được cho ngày 1 đến ngày 23 của kỳ kinh. Progesteron được cho từ ngày 10 đến ngày 23 của kỳ kinh (4,8).
Chúng tôi đánh giá phát triển dậy thì từng năm, sau 5 năm điều trị hormon nữ. Đánh giá phát triển dậy thì dựa theo các mức độ Tanner: phát triển tuyến vú từ B1 đến B5; phát triển lông mu từ P1 đến P5. Đánh giá sự thay đổi nồng độ FSH, LH, estradiol, kinh nguyệt trước và sau điều trị hormon nữ. Kinh nguyệt được coi là đều nếu như hàng tháng có kinh.
Điều trị GH được chỉ định cho trẻ có tuổi xương <13 tuổi và chiều cao thấp hơn – 2SD so với tuổi. Liều GH là 0,05mg/kg/ngày, tiêm dưới da buổi tối, 6 ngày/tuần (8,10). Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học sử dụng phần mềm Stata10.1

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment