Bệnh sán lá gan ở trẻ em: đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả phác đồ điều trị triclabendazole trên bệnh nhi nhiễm Fasciola gigantica tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, 2005-2007
Sán lá gan lớn đang là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng có xu hướng gia tăng, hiện lưu hành trên 70 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bệnh của gia súc và làm thiệt hại kinh tế công nghiệp chăn nuôi; con người là vật chủ tình cờ mắc phải do tiêu hóa metacercariae nằm trong thực vật thủy sinh, nước lã, gan động vật còn sống hoặc nhiễm qua các vật dụng nhà bếp. Bệnh SLGL do hai loài Fasciola giagantica và Fasciola hepatica gây ra.Tại Việt Nam, loài gây bệnh chính Fasciola gigantica và đến nay, bệnh có mặt và lưu hành ít nhất 47/64 tỉnh, thành trong cả nước, phủ khắp 15 tỉnh miền Trung- Tây Nguyên. Bệnh biểu hiện triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa-gan mật khiến chẩn đoán khó khăn và điều trị muộn, làm tổn thương và suy tế bào gan lan rộng, đặc biệt trên trẻ em lại càng khó khai thác bệnh sử, nên việc phát hiện và điều trị sớm bệnh này là cấp thiết. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu lực phác đồ điều trị trên người trưởng thành khá nhiều, song khía cạnh này trong lĩnh vực nhi khoa còn hạn hữu, nhất là ở Việt Nam. Nhằm mô tả một số đặc điểm chính yếu về lâm sàng, cận lâm sàng (siêu âm gan mật, bạch cầu eosin, huyết thanh chẩn đoán) và đánh giá hiệu quả điều trị của triclabendazole (TCZ)-là một thuốc được lựa chọn điều trị SLGL có hiệu quả chống lại sán trưởng thành và chưa trưởng thành rất thành công trên người lớn nay áp dụng trên trẻ em Việt Nam như thế nào, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm giúp cho các nhà lâm sàng, nhất là bác sĩ nhi khoa cập nhật thêm thông tin về bệnh vốn của quá khứ nhưng lại rất thời sự, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Bệnh sán lá gan ở trẻ em: đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả phác đồ điều trị triclabendazole trên bệnh nhi nhiễm Fasciola gigantica tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, 2005-2007”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân mắc SLGL trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
2. Đánh giá hiệu lực phác đồ điều trị triclabendazole (TCZ) 10mg/kg uống liều duy nhất.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm
Từ 6/2005 đến 6/2007, tại Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
– Bệnh nhân nhi đến khám, điều trị và theo dõi tại phòng khám.
– Thuốc triclabendazole, biệt dược Egaten, hàm lượng 250mg, vỉ 4 viên, hãng Novartis Pharma AG, Basel, Thụy Sĩ sản xuất, lot 000400, HSD: 12/2005 và lot 000500, HSD: 10/2008.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.3.1.1. Nghiên cứu ngang mô tả: nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm
sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhi SLGL.
– Cỡ mẫu nghiên cứu: được lấy theo công thức nghiên cứu ngang mô tả.
– Phương pháp lấy mẫu: Tiêu chuẩn chọn bệnh đầu vào thử nghiệm lâm sàng phải được nêu ra một sơ đồ chẩn đoán thống nhất (Lâm sàng + FascELISA + siêu âm + huyết học), gồm có dấu hiệu chẩn đoán chính và dấu hiệu chẩn đoán bổ sung.
3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu lực phác đồ TCZ liều 10mg/kg về mặt thay đổi triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng sau điều trị so với phác đồ đã được y văn chứng minh dehydroemetin là 95%.
Chọn mẫu nghiên cứu theo công thức:
[ Z (1 – a / 2) Vp 0 (1 — P 0 ) + Z (1- p ) Vp a (1 — P a ) ]2
n =
( Pa – P0)2 Trong đó n: Số mẫu đối tượng cần nghiên cứu.
Pa: trị số thật khỏi bệnh/thành công của nghiên cứu cần so sánh P0: trị số của tỷ lệ cần kiểm định với nó và theo nghiên cứu trước 0,95 a: sai lầm loại I, chọn a = 0,05; P: sai lầm loại II, 1-P: lực của kiểm định Z(1-a/2) = 1,96 ; Z(1-P)= 10,5. Khi đó cỡ mẫu tính được là # 250.
3.3.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ Tiêu chuẩn chọn bệnh:
– Lâm sàng (sốt, đau vùng thượng vị-mũi ức, buồn nôn, nôn, khó tiêu, ngứa, …).
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích