Bệnh sốt xuất huyết là gì | Cách phòng tránh và điều trị
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng virus (Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus), lây lan qua hai loài muỗi vằn có tên là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Số lượng người bệnh bị mắcbệnh sốt xuất huyết mỗi năm được ước tính khoảng 400 triệu, trong đó có hơn 50.000 là trẻ em, với nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Tinh dầu tràm
-
Cách trị mụn cóc lâu năm đơn giản và dứt điểm bằng Tinh Dầu Tự Nhiên
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng virus Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus
Điều đáng sốt xuất huyết cũng đã gây là 12.500 người tử vong trên toàn cầu. Chính vì thế, đây là bệnh rất nguy hiểm cần phải được cộng đồng chung tay đẩy lùi, làm giảm đi những tác hại mà nó gây ra.
Các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Ủ bệnh từ 4 – 7 ngày, và sốt cao 38,9° C trở lên
- Thời gian ủ bệnh: khi bạn bị muỗi có mang virus gây sốt xuất huyết, thì cơ thể bạn sẽ ủ bệnh trong vòng từ 4 đến 7 ngày. Trong thời gian ủ bệnh này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sớm nhất là sau 3 ngày
- Nhiệt độ cơ thể: Sốt cao là triệu chứng đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết. Nhiệt độ từ 38,9° C đến 40,6 ° C, cơn sốt kéo dài từ 1 đến 2 ngày liên tục, sau đó trở lại trạng thái bình thường. Trong vài ngày nữa cơ thể có thể sẽ lên cơn sốt cao như thế.
- Triệu chứng giống với cảm cúm: Sau khi cơ thể lên cơn sốt, thì sẽ xuất hiện những triệu chứng giống với triệu chứng cảm cúm thông thường.
- Công dụng của tinh dầu tràm
- Cách trị mụn cóc lâu năm đơn giản và dứt điểm bằng Tinh Dầu Tự Nhiên
-
Tự làm Kem bôi trị bệnh trĩ bằng tinh dầu nghệ và tràm trà tại nhà
- Sẽ xuất hiện những cơn đau đầu, nhức trán, nhức mắt, đau khớp và cơ bắp, buồn nôn và nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, đồng thời xuất hiện các đám phát ban.
- Sốt xuất huyết còn từng được gọi là “sốt nhức xương”, bởi xương khớp, cơ bắp sẽ rất đau nhức.
- Giám sát các triệu chứng chảy máu bất thường: các triệu chứng xuất huyết trong thời gian cần phải được theo dõi sát sao, vì virus sẽ khiến cho cơ thể dễ bị chảy máu
- Một số vị trí thường hay bị xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu nước chân răng, hay ở các vị trị bị bầm tím
- Xuất huyết dưới da, mắt, cổ họng…
- Theo dõi khu vực phát ban: Phát ban thường sẽ xuất hiện trong vong từ 3 đến 4 hôm sau khi lên các cơn sốt
- Phát ban đỏ dưới da thường xuất hiện ở mặt, mặt trong của cánh tay, cổ chân…không gây ngứa ngáy
- Một số trường hợp lại xuất hiện phát ban đỏ ở nhiều vị trí khác nhau, đi kèm theo đó là dấu hiệu ngứa trong lòng bàn tay hoặc lòng ban chân.
Chuẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
Cần đi khám bác sỹ khi có những dấu hiệu đáng ngờ
- Khám tại các bác sỹ: Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu, hay triệu chứng nào giống với bệnh sốt xuất huyết, thì hãy nhanh chóng đi đến các bác sỹ chuyên khoa để có được chuẩn đoán chính xác nhất.
- Việc xét nghiệm máu sẽ giúp các bác sỹ chuẩn đoán chính xác bệnh tình của bạn, bởi khi xét nghiệm máu các bác sỹ sẽ nhận thấy sự hiện diện của kháng thể chống lại bệnh sốt xuất huyết.
- Số lượng tiểu cầu trong máu của người bị bệnh sốt xuất huyết sẽ thấp hơn so với người bình thường.
- Việc cung cấp đầy đủ các dấu hiện cũng như triệu chứng mà cơ thể bạn đã và đang phải chịu đựng, điều này sẽ giúp các bác sỹ chuẩn đoán được chính xác hơn bệnh tình của bạn
- Xem xét về khu vực địa lý của bệnh sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết là bệnh trên toàn cầu, nhưng sẽ có những khu vực địa lý với tỷ lệ mắc bệnh này sẽ cao hơn nhưng khu vực địa lý khác. Cũng như vậy, thì trên cả nước Việt Nam nói riêng, sẽ có những tỉnh thành, quận huyện sẽ có tỷ lệ mắc bệnh, hay bùng phát bệnh này cao hơn so với các tỉnh thành, quận huyện khác
- Thì việc cung cấp địa điểm chính xác về nơi ở của bạn cũng giúp các bác sỹ chuẩn đoán được chính xác về bệnh tình của bạn
- Hoặc bạn đã từng đi qua những khu vực địa lý nào, có nằm trong những khu vực thường xuyên xảy ra dịch hay không
- Nhận biết hình dáng muỗi: Muỗi truyền nhiễm dịch bệnh sốt xuất huyết có hình dáng và màu sắc rất dễ nhận biết, bởi chúng khác biệt.
- Muỗi Aedes aegypti là loại muỗi nhỏ, có màu đen, trên thân và chân có vằn màu trắng, ở nước ta hay gọi là muỗi vằn
- Việc cung cấp thông tin về điều này cũng giúp xác định được chính xác hơn bệnh tình của người đang có dấu hiệu bị dịch bệnh
Điều trị bệnh sốt xuất huyết
Tốt nhất nên xử dụng dịch vụ y tế để trị bệnh sốt xuất huyết
- Tìm sự chăm sóc Y Tế càng sớm càng tốt: Bởi không có bất kỳ loại thuốc đặc trị nào giành riêng cho dịch bệnh này, chính vì thế mà chúng ta cần dịch vụ chăm sóc sức khỏe, để họ đưa ra những phương pháp, đồng thời một số loại thuốc để khắc chế, giúp hạn chến việc xuất huyết ở những vị trí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Hầu hết, bệnh nhân sau hai tuần sẽ trở lại khỏe mạnh bình thường.
- Phương pháp điều trị được đề nghị: Phương pháp phổ biến nhất để điều trị đó chính là bổ trợ để cơ thể tự khắc phục và phục hồi.
- Cần được nghỉ ngơi thật thoải mái và thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
- Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, nước dừa để giúp bổ sung điện giải
- Uống Oresol theo chỉ định của bác sỹ
- Cần có thuốc để hạ sốt
- Actaminophen khắc phục những cơn đau nhức và hạ sốt (theo chỉ định của bác sỹ)
- Tránh xa các sản phẩm Aspirin: tuy Aspirin là thuốc giúp hạ sốt và giảm đau, nhưng nó lại ngăn sự tập kết tiểu cầu, hay còn gọi là chống đông máu, nhưng sốt xuất huyết thường xuyết xuất hiện tình trạng chảy máu, chính vì thế mà sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu dùng Aspirin khi bị sốt xuất huy
- Chính vì sự nghiêm trọng của bệnh tình, mà các bạn trước khi sử dụng loại thuốc nào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ, để tránh việc dùng nhầm thuốc mà dẫn đến tình trạng nguy kịch hơn.
- Thời gian phục hồi: Hầu hết ngượi mắc bệnh sẽ phục hồi trong vòng 2 tuần
- Một số trường hợp xảy ra với người lớn, đó là cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi, chán nản trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị nhiễm trùng với sốt xuất huyết
- Cần có sự chăm sóc Y Tế khẩn cấp: Nếu trên cơ thể bạn vẫn còn những triệu chứng và kéo dài dài dẳng như chảy máu, xuất huyết thì cần phải liên hệ với bác sỹ thật nhanh chóng, một số tình trạng bạn cần phải đề phòng và phải báo cho các bác sỹ ngay lập tức:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa kéo dài
- Nôn ra máu hoặc trong hỗn tạp khi nôn ra có màu nâu (do máu đông lại)
- Máu trong nước tiểu
- Đau bụng
- Khó thở
- Chảy máu cam hoặc chảy máu nước chân răng
- Dễ bị bầm tím
- Cơ thể bị mất nước
- Máu bị giảm tiểu cầu
- Chúng ta cần phải theo dõi sát sau những dấu hiệu, triệu chứng trên cơ thể, liên hệ với các bác sỹ ngay lập tức để được chăm sóc y tế một cách khẩn trương. Bởi trong một số biến chứng của bệnh sốt xuất huyết là gây ra hội chứng sốc Dengue, hoặc tràn dịch màng phổi rất nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn không chắc chắn hãy đến gặp bác sỹ để nhận được hướng điều trị tốt nhất nhé.
Ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết
Cần phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
- Tránh muỗi: Muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện vào buổi sáng sớm và chiều muộn để đi ăn
- Cách đuổi muỗi trong nhà đơn giản, hiệu quả
-
Cách đuổi ruồi hiệu quả nhất
-
Tinh dầu khử mùi hiệu quả
- Chính vì thế mà chúng ta nên ở nhà trong những thời điểm này, mở điều hòa mát mẻ, đóng kín cửa sổ và cửa chính.
- Hoặc có thể di chuyển đến một vị trí địa lý nào đó, tránh xa nơi có dịch bệnh
- Bảo vệ cơ thể bạn: Khi đi ra ngoài trong thời điểm này, các bạn nên mặc những bộ quần áo dài, đi giày thay vì đi dép, để tránh cơ thể tiếp xúc với muỗi
- Nên ngủ trong màn
- Bôi các loại thuốc chống muỗi lên cơ thể (tinh dầu sả or tinh dầu oải hương, tinh dầu bạch đàn chanh)
- Các sản phẩm có chứa thành phần repellant
- Vệ sinh không gian xung quanh nhà: Muỗi thường sẽ sinh sống ngay bên cạnh ngồi nhà của bạn, trong những vũng nước tù đọng, trong chai nước…. hay một miếng gáo dừa có chứa nước
- Do đó cần tiến hành vệ sinh xung quanh nhà, thu gom các vật dụng như chai lọ, những đồ vật có thể trữ nước làm nơi đẻ trứng của muỗi.
- Vệ sinh các ao tù, vũng nước đọng
- Các chum hoặc bể chứa nước cũng cần được làm sạch, sau đó làm những nắp đậy kín.
- Nuôi cá ăn ấu trùng muỗi trong các chum đựng nước mưa, hồ… để chúng diệt loăng quăng.
- Lắp đặt rèm cửa có khả năng ngăn chặn muỗi bay từ ngoài vào trong nhà
-
- Đuổi muỗi: với mọi kế hoạch loại bỏ nơi sinh sản và sinh sống của muỗi gây bệnh xuất huyết, thì bên canh đó chúng ta cũng nên bổ sung thêm phương pháp đuổi muỗi.
-
- Trồng các bụi cây sả xung quanh nhà, tinh dầu sả là một trong những kẻ thù của muỗi, khiến cho muỗi tránh xa ngôi nhà của bạn
- Khuếch tán tinh dầu sả, tinh dầu oải hương, tinh dầu đinh hương…trong không gian của toàn bộ ngôi nhà của bạn, để phòng trừ lũ muỗi có chui vào trong nhà thì gặp hương thơm của tinh dầu sẽ đẩy chúng bay ra khỏi nhà ngay lập tức…
Trên đây là một số nội dung liên quan về bệnh sốt xuất huyết, cách phòng tránh cũng như cách chữa trị, kèm theo đó là những lời khuyên hưu ích, hy vọng sẽ cung cấp thêm thông tin cho các bạn, các mẹ có thể chăm sóc sức khỏe gia đình được tốt nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào các bạn hãy comment bên dưới bài viết, Thiện Tâm sẽ trả lời ngày sau khi tiếp nhận được thông tin.
Thiện Tâm
Hotline: 0853211789
Địa chỉ: Số 36, ngõ 41 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội