Bệnh tăng axit methylmanolic máu

Bệnh tăng axit methylmanolic máu

Mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm cơ bẩn và đánh giá kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: 12 bệnh nhân được chẩn đoán MMA tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 6 năm 2010 bằng phương pháp GC/MS định lượng axit hữu cơ niệu và phương pháp Tandem mass định lượng axit amin máu tại Học viện Shimane – Nhật Bản. Kết quả: 12 bệnh nhân trong 11 gia đĩnh, 5/11 có tiền sử gia đình trên 2 con bị bệnh. 10/12 bệnh nhân có bệnh cảnh cấp tính với tuổi xuất hiện bệnh dưới 1 tuổi. Biểu hiện lâm sàng nổi bật của cơn cấp là khó thở (100%), li bì (100%), mất nước (100%) sau khi nôn (90%), sốt (70%), ỉa chảy (50%). Đặc điểm chính của xét nghiệm trong cơn cấp là nhiễm toan chuyển hoá (100%), ceton niệu (80%), tăng amoniac (80%), tăng lactic (70%), giảm bạch cầu và tiểu cầu (50%). 2 bệnh nhân có bệnh cảnh mạn tính với triệu chứng: chậm phát triển thể chất và chậm phát triển tinh thần không rõ nguyên nhân, viêm da kéo dài, tóc vàng hoe; trong khi các xét nghiệm cơ bản hầu hết trong giới hạn bình thường. Tiên lượng nặng nề: 50% bệnh nhân tử vong trong các đợt cấp; tuổi tử vong trung bình: 12 ±7 tháng; 100% bệnh nhân còn sống có di chứng chậm phát triển tinh thần, vận động và thể chất.

Bệnh tăng axit Methylmanolic máu (MMA) là bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh (RLCHBS) axit hữu cơ di truyền lặn nhiễm sắc thể thường liên quan tới sự thiếu hụt chuyển hoá từ Methylmalonyl – CoA thành Succinyl- CoA. Tần suất mắc bệnh ở một số nước phát triển qua chương trình sàng lọc sơ sinh từ 1/50 000 đến 1/10 000 trẻ sinh ra [2, 5]. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương qua 5 năm sàng lọc trên bệnh nhân có nguy cơ cao bệnh rối lọan chuyển hóa bẩm sinh, MMA là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thường gặp nhất (đứng thứ nhất trong nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa axit hữu cơ, chiếm 23%).
Bệnh MMA được mô tả lần đầu vào những năm 1970. Biểu hiện lâm sàng đa dạng, tùy từng thể lâm sàng nhưng nổi bật là những đợt mất bù chuyển hóa liên quan tới tình trạng sức khỏe như nhiễm trùng và tress. MMA có 3 thể lâm sàng. Thể lâm sàng hay gặp nhất là thể không đáp ứng với Vitamin B12, bệnh xảy ra trong thời kỳ trẻ nhỏ, trẻ bình thường khi sinh ra nhưng phát triển li bì, nôn, mất nước, gan to, giảm trương lực cơ, bệnh lý não cấp; xét nghiêm biểu hiện nhiễm toan chuyển hóa, ceton niệu, tăng ammoniac, tăng glycerin máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Thể lâm sàng đáp ứng với Vitamin B12 trung gian là thể thường gặp thứ 2, bệnh xảy ra trong những tháng và những năm đầu đời, trẻ kém ăn, chậm lớn, giảm trương lực cơ, chậm phát triển tinh thần, ghét ăn protein, nôn và li bì sau khi ăn nhiều protein và có nguy cơ bị cơn mất bù chuyển hoá. Thể lâm sàng lành tính ở người lớn có thể có những đợt cấp mất bù với lượng methylmalonate nước tiểu tăng nhẹ. Việc chẩn đoán xác định dựa vào phân tích axit hữu cơ niệu, axit amin máu: tăng axit Methylmalonic máu và nước tiểu, tăng Propionylcarnitin máu, tăng 3- hydroxylpropionate, Methylcitrate, Tigylglycin nước tiểu. Có 3 gen được biết có liên quan tới bệnh MMA: MMAA, MMAB, MUT [3]. Tỷ lệ đột biến các gen gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Điều trị trong cơn cấp mất bù: bù toan, cân bằng nước điện giải, hạn chế protein, tăng glucose để đảm bảo năng lượng. Điều trị hàng ngày bằng chế độ ăn hạn chế protein, năng lượng cao hạn chế các axit amin sinh Propionic, Vitamin B12, L Carnitine, kháng sinh như Neomycin hoặc Metronidazon để giảm Propionic từ ruột. Biến chứng thứ phát chính của bệnh bao gồm chậm phát triển tinh thần, viêm thận – ống thận tiến triển đến suy thận, cơn đột quỵ chuyển hoá và rối loạn vận động, viêm tuỵ, chậm lớn, tổn thương da giống viêm da nhiễm khuẩn, suy giảm chức năng miễn dịch. Tiên lượng bệnh nặng nề mặc dầu đã có nhiều tiến bộ trong điều trị: tỉ lệ tử vong 36% trong các đợt cấp mất bù và tuổi sống trung bình của nhóm mắc bệnh trong giai đoạn sơ sinh là 6,4 tuổi. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh MMA. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm cơ bản của bệnh MMA.
2.    Đánh giá kết quả điều trị bệnh MMA.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng: 12 bệnh nhân được chẩn đoán là RLCHBS tăng axit methylmalonic máu bằng phương pháp GC/MS nước tiểu và Tandem MS máu tại Học viện Shiman, Nhật Bản từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 6 năm 2010.
2.    Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu.
Mỗi bệnh nhân được thu thập thông tin theo một mẫu thống nhất.
Lâm sàng:. Nghiên cứu phả hệ, tiền sử sản khoa và gia đình, phát triển bệnh tật của trẻ, đặc biệt các đợt tái phát cấp tính nhưng giống nhau, các triệu chứng lâm sàng
Xét nghiệm cơ bản: Đường máu, khí máu, amoniac máu, lactate máu, xeton niệu. SGOT, SGPT, CK, LDH, urê, creatinin, điện giải đồ máu và công thức máu, chụp cắt lớp vi tính sọ não…
Điều trị trong giai đoạn cấp: Nhịn ăn, truyền Glucose (10mg/kg/phút), bổ sung các Vitamin: Biotin (5 – 10mg/ngày), Vitamin B12 (1mg/ngày), Vitamin B1 (50mg – 100/ngày), Vitamin B6 (50 –
Bảng 1. Biểu hiện lâm
100 mg/ngày), Vitamin B2 (10 – 20mg/ngày), L. Carnitin (50 – 100mg/kg/ngày), điều trị các triệu chứng nếu có: hỗ trợ hô hấp, cân bằng nước điện giải, chống toan, truyền máu…
Điều trị lâu dài (qua cơn cấp): Chế độ ăn hạn chế protein (1 -1,5 g/kg/ngày) tuỳ thuộc vào mỗi bệnh nhân khác nhau, đủ năng lượng theo lứa tuổi của bệnh nhân, cung cấp L Carnitine (100 mg/kg/ ngày), Vitamin B12 (1mg/ngày), các Vitamin cần thiết theo nhu cầu hàng ngày.
Theo dõi bệnh nhân: 3-6 tháng khám lại 1 lần

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment