BỆNH THẬN CẤP: TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

BỆNH THẬN CẤP: TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

BỆNH THẬN CẤP: TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Nguyễn Ngọc Lan Anh1, Trần Thị Bích Hương1
TÓM TẮT
Tổng quan trình bày các khuyến cáo quan trọng về bệnh thận cấp (Acute Kidney Diseases and Disorders)
của KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) và ADQI (Acute Dialysis Quality Initiative) về định
nghĩa, dịch tễ học, nguyên nhân, giai đoạn, diễn tiến, điều trị ban đầu và tiên lượng của bệnh thận cấp.

Theo kinh điển, ngoài suy thận cấp và suy thận mạn, còn tồn tại 1 dạng suy thận “trung gian” gọi là “suy thận bán cấp” (subacute renal failure, subacute kidney injury) hoặc “suy thận tiến triển nhanh” (Rapidly Progressive Renal Failure, RPRF). Suy thận tiến triển nhanh được định nghĩa là 1 hội chứng suy giảm chức năng thận diễn tiến trong vòng vài tuần đến vài tháng. Trên thực tế lâm sàng, “Suy thận tiến triển nhanh” (Rapidly Progressive Renal Failure, RPRF) dễ bị lầm lẫn với “Viêm cầu thận tiến triển nhanh” (Rapidly Progressive
Glomerulonephritis, RPGN). “Suy thận tiến triển nhanh” (RPRF) là 1 hội chứng lâm sàng dựa vào thay đổi của chức năng thận; trong khi “Viêm cầu thận tiến triển nhanh” (RPGN) là 1 chẩn đoán mô bệnh học, dựa vào sang thương “liềm” (crescent) chiếm trên 50% cầu thận(1), nên còn được gọi là viêm cầu thận liềm (crescentic glomerulonephritis) (hình 4D). Hầu hết viêm cầu thận (VCT) liềm biểu hiện bằng suy thận tiến triển nhanh hoặc tổn thương thận cấp, nhưng có thể diễn tiến đến bệnh thận mạn. Trong tổng quan này, chúng tôi chỉ trình bày “suy thận tiến triển nhanh” mà không đề cập đến “viêm cầu thận tiến triển nhanh”.

BỆNH THẬN CẤP: TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Leave a Comment