BỆNH TIÊU CHẢY CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TP. HCM NĂM 2005: LÂM SÀNG VÀ DỊCH TỄ HỌC
BỆNH TIÊU CHẢY CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TP. HCM NĂM 2005: LÂM SÀNG VÀ DỊCH TỄ HỌC
Phạm Thị Ngọc Tuyết*, Nguyễn Đỗ Nguyên**,Trần Thị Thanh Tâm*, Nguyễn Minh Ngọc*,
Vũ Quang Vinh*, Võ Thị Vân*, Nguyễn Thúc Bội Ngọc*, Nguyễn Diệu Vinh*, Nguyễn Thị Thu Thủy*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng của tiêu chảy cấp trẻ em nhập viện trong năm 2005.
Phuong pháp: Cắt ngang mô tả. Địa điểm Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM
Đố i tượ ng nghiê n cứ u: Mẫ u nghiê n cứ u gồ m 632 lượ t bệ nh nhâ n tiê u chả y cấ p hoặ c/và tiê u chả y nhiễ m khuẩ n, tuổ i từ 1 thá ng trở lê n, đượ c chọ n ngẫ u nhiê nhệ thố ng từ nhữ ng bệ nh á n lưu trữ trong nă m 2005.
Kết quả: Tiêu chảy cấp xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, đa số dưới 4 tuổi, và bệnh thường xảy ra vào mùa lễ hội, từ 2 tháng cuối năm trước qua tháng đầu nămsau. Hầu hết được nhập viện sớm trước ngày thứ 4 của bệnh. Tỉ lệ tiêu chảy nhiễm khuẩn thấp (10,8%),và có sự tương thích giữa chẩn đoán trên lâm sàng với sự hiện diện của bạch cầu trong phân. Điều trị có hiệu quả cao, ít biến chứng và đặc biệt không có tử vong. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng kháng sinh chưa đúng chỉ định còn cao. Thời gian nằm viện trung bình là 4,9 ± 3 ngày, và có mối liên quan có ý nghĩa thốngkê giữa thời gian nằm viện dài ngày với sử dụng kháng sinh, truyền dịch, viêm phế quản phổi kèm theo, mất nước, và hạ kali máu.
Kết luận: Những đặc điểm dịch tễ học của tiêu chảy cấptrẻ em không thay đổi so với các năm trước. Ở những cơ sở thiếu phương tiện xét nghiệm vi khuẩn học, định hướng chẩn đoán tiêu chảy nhiễm khuẩn có thể dựa vào sự hiện diện của bạch cầu trong phân. Cần lưu ý việc sử dụng kháng sinh khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất