Bí quyết trị liệu hiệu quả: Tầm quan trọng của tiếp xúc

Bí quyết trị liệu hiệu quả: Tầm quan trọng của tiếp xúc

Tầm quan trọng của sự tiếp xúc trong trị liệu

Bí quyết trị liệu hiệu quả: Tầm quan trọng của tiếp xúc

Sự tiếp xúc – đó là nền tảng quan trọng nhất của tất cả các kĩ năng hay kĩ thuật trị liệu tự nhiên, hay nói cách khác nếu bạn muốn thực hiện bất kì một kĩ thuật trị liệu tự nhiên nào, thì việc đầu tiên bạn phải làm là học cách tiếp xúc với chính bản thân mình và người khác.

Ngay từ khi còn bé, chẳng may chúng ta bị đá chân vào một hòn đá hoặc vào chân bàn thì phản xạ đầu tiên đó chính là ôm lấy vùng bị đau. Dù không có bất kì ai dạy, nhưng bất kì ai cũng đều hiểu rằng việc ôm lấy vùng bị đau sẽ tốt hơn là không làm việc đó, và thực tế là nếu như chúng ta dành đủ thời gian để “bao bọc” vùng bị đau thì cơn đau sẽ giảm đi nhiều hơn là việc mặc kệ nó. Bất kì cơ quan nào trong cơ thể cùng cần được chăm sóc bởi sự tiếp xúc, bạn có nghĩ như vậy không? bạn đánh răng hàng ngày bởi vì răng và lợi của bạn cần được chăm sóc bởi những xúc chạm, bạn ngoáy tai hay mũi hàng ngày bởi vì nó cần được chăm sóc như thế, hoặc bạn xoa mặt, bóp bóp hai bên mắt, thậm chí những cơ quan nội tạng cũng cần được chăm sóc bởi sự tiếp xúc từ thức ăn hay không khí. Đúng như vậy, cái gì cũng cần phải được tiếp xúc thì mới khoẻ mạnh được, bệnh tật cũng như vậy. Bệnh tật chỉ xảy ra tại một cơ quan nào đó nếu như chúng ta ít quan tâm đến nó, hoặc quan tâm một cách thái quá hay quan tâm không đúng cách mà thôi. Nếu chúng ta biết quan tâm đầy đủ, hiểu những gì những cơ quan trong cơ thể thực sự mong muốn thì chúng ta có nhiều hơn cơ hội ít mắc phải bệnh tật. Nói thì dễ nhưng thực sự khó vô cùng, bởi vì suy nghĩ của chúng ta thường quen với việc “bỏ quên” những gì đang diễn ra trong cơ thể, hay nó cũng khá “thờ ơ” với những tiếng “than thở” của những cơ quan hay tế bào bị bệnh.

Vậy tại sao sự tiếp xúc lại quan trọng với chúng ta đến như thế? khi chúng ta tiếp xúc với bất kì một vật gì dù là có sự sống hoặc không có sự sống, ngay tại thời điểm đó chúng ta sẽ nhận được cảm giác từ sự tiếp xúc đó. Cảm giác dó có được là do các đầu dây thần kinh của chúng ta đã “bắt được sóng”, những đầu dây thần kinh giống như các trạm rada được bố trí trải dài dày đặc khắp cơ thể, sự bố trí này vô cùng tinh vi và hoàn hảo trong các cơ quan cảm giác nhằm mục đích giúp bộ não thu nhận tối đa được những thông tin đến từ các sự vật hiện tượng bên ngoài. Ví dụ thế này, nếu bạn chạm tay một cách nhẹ nhàng vào vai một người nào đó, thì gần như ngay lập tức người đó biết rằng đôi bàn tay đó sẽ đem lại sự tin tưởng, dễ chịu và an tâm đến cho họ. Sự tiếp xúc đó sẽ ngay lập tức làm cho não chế tác ra những đợt “sóng thư giãn” nhằm đáp lại những tín hiệu do bàn tay kia tạo ra. Sự đáp ứng này chẳng khác gì hình ảnh khi bạn chạm nhẹ 1 ngón tay xuống mặt hồ đang phẳng lặng, sự êm ái sẽ được tạo ra, vẻ đẹp theo đó cũng được lan toả. Ví dụ khác, nếu bạn chạm tay lên cơ thể người khác mà chẳng có sự quan tâm hoặc đầy sự thô lỗ thì có lẽ bạn đã biết kết quả sẽ ra sao rồi đấy, ngay lập tức não sẽ tạo ra một đợt “sóng bảo vệ”, cơ bắp lúc đó sẽ co lại, tinh thần cảnh giác và tim đập nhanh hơn.

Ngày nay, trong các bệnh viện với máy móc hiện đại thì người ta ngày càng ít tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nhân hơn, thường thì máy móc đã dần thay thế con người và chính máy móc sẽ tiếp xúc với cơ thể người bệnh là chính chứ không còn phải là đôi bàn tay êm ái của người thầy thuốc nữa. Tất nhiên, không thể phủ nhận rất rất nhiều thành tựu vĩ đại của y học hiện đại trong việc nâng cao sức khoẻ của con người. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, y học hiện đại phát triển, thì những năng lượng tự nhiên theo đó cũng dần bị thay thế bằng năng lượng nhân tạo. Năng lượng tự nhiên mới thực sự là “thức ăn” đầy đủ chất dinh dưỡng nhất cho cơ thể con người, năng lượng “nhân tạo” vẫn chỉ là “đồ ăn nhanh” cho cơ thể mà thôi.

Tầm quan trọng của sự tiếp xúc trong trị liệu
Những máy móc ngày càng trở nên phổ biến trong việc chăm sóc con người tại bệnh viện

 

Leave a Comment