Biến chứng của đặt nội khí quản ở bệnh nhân ngộ độc cấp
Ngộ độc cấp (NĐC) là một trong những nguyên nhân chính làm bệnh nhân (BN) phải vào viện tại các khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) – chống độc và tỉ lệ NĐC ngày một gia tăng.Điều trị bệnh nhân NĐC bao gồm: điều trị triệu chứng, điều trị đặc hiệu, các biện pháp hạn chế hấp thu và tăng c−ờng thải trừ. Trên thực tế có rất ít thuốc giải độc đặc hiệu. Do vậy điều trị ngộ độc chủ yếu là điều trị triệu chứng. Đặt nội khí quản (NKQ) là một trong các biện pháp điều trị hàng đầu đối với những BN ngộ độc bị suy hô hấp (SHH), hôn mê, rối loạn huyết động.
Tỉ lệ tử vong của những BN ngộ độc các thuốc điều trị tâm thần đặc biệt là thuốc ức chế trầm cảm loại 3 vòng giảm từ 30% xuống còn 2% nhờ đặt NKQ, thở máy. Vai trò của đặt NKQ, thở máy trong ngộ độc nặng các thuốc tim mạch có rối loạn huyết động ở những BN còn tỉnh cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhất là ngộ độc các thuốc và các hoá chất gây SHH. Cơ chế gây SHH trong ngộ độc bao gồm nhiều yếu tố: ức chế thần kinh trung ương, ứ đọng đờm dãi, phù phổi cấp tổn thương, phù phổi cấp do tim và viêm phổi do sặc.Đặt NKQ đã cứu sống nhiều BN nhưng đặt NKQ cũng gây ra nhiều biến chứng (BC). Có thể gây ra các BC ngay lập tức như co thắt phế quản, chảy máu…; các BC sớm và các BC xa.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá các tổn thương tai mũi họng (TMH) sau khi rút NKQ. So sánh các biến chứng TMH theo nguyên nhân ngộ độc.
I. Đối tượng và phương nghiên cứu
1. Đối tượng:
Tiêu chuẩn chọn BN: Tất cả BN ngộ độc cấp phải đặt NKQ và thở máy vào khoa HSCC bệnh viện Lariboisière từ tháng 12/2000 – 8/2001.
NKQ sẽ được đặt bởi các bác sỹ tiếp nhận BN đầu tiên.
Tiêu chuẩn loại trừ BN: BN tử vong hoặc mở khí quản tr−ớc khi rút NKQ.
2. Phương pháp:
ág dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu.
BN vào được khám lâm sàng và làm xét nghiệm cần thiết.
Chỉ định rút NKQ do bác sỹ chỉ định hoặc do BN tự rút ống.
Sau khi rút ống NKQ trong vòng 2 giờ chúng tôi theo dõi mạch, huyết áp, tần số thở, nhiệt độ, Glasgow. Ngày hôm sau chúng tôi theo dõi tần số thở, SpO2 và các triệu chứng cơ năng sau rút
ống NKQ nh−: đau họng, nuốt khó, khó thở, nói khó kéo dài trên 2 giờ.
Trong vòng 24 giờ sau khi rút ống bệnh nhân sẽ đ−ợc nội soi tai mũi họng (TMH) bằng máy nội soi để đánh giá tổn thương TMH (do bác sỹ TMH thực hiện). Nội soi TMH sẽ đánh giá những tổn thương ở các vị trí sau: thanh môn, dưới thanh môn, dây thanh âm, băng thanh thất.
BN sẽ đặt lại ống NKQ khi: khó thở thanh quản, ứ đọng nhiều đờm dãi, ý thức xấu đi. được dùng than hoạt 50 gam/ngày.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích