Biến chứng mắt ở trẻ đái tháo đường
Nhận xét các biến chứng mắt ở trẻ em ĐTĐ đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương và mối liên quan giữa biến chứng mắt với kiểm soát glucose huyết. Tất cả các bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ týp 1 đang được điều trị và theo dõi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh án theo dõi ngoại trú từ 12/1999- 12/2009, có thời gian điều trị trên 1 năm. Nghiên cứu mô tả có phân tích, vừa hồi cứu vừa tiến cứu. Kết quả: Tỷ lệ biến chứng mắt tăng lên từ 25,5% trong 5 năm đầu bị bệnh lên đến 100% (4/4 bệnh nhân) sau 15 năm bị bệnh ĐTĐ. Bệnh võng mạc gặp nhiều nhất chiếm 77,8%, đục thủy tinh thể 58,3%, tổn thương kết hợp là 36,1 %. Giảm thị lực mức độ nặng < 3/10 chiếm tỷ lệ 41,7%. Tỷ lệ biến chứng mắt cao gấp 4 lần ở bệnh nhân kiểm soát không tốt HbA1c so với kiểm soát tốt. Kết luận: Biến chứng mắt tăng dần theo thời gian mắc bệnh ĐTĐ. Biến chứng mắt hay gặp nhất là bệnh võng mạc. Nguy cơ biến chứng mắt cao gấp 4 lần ở bệnh nhân kiểm soát glucose huyết không tốt so với kiểm soát tốt.
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong 3 bệnh không lây truyền có tốc độ phát triển nhanh nhất cùng với bệnh ung thư và tim mạch. ĐTĐ là bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bệnh ĐTĐ là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây mù lòa ở người trưởng thành.
Kiểm soát glucose huyết bằng xét nghiệm HbA1c là cách tốt nhất để giảm những nguy cơ biến chứng, tuy vậy hiện chỉ có khoảng 18% số bệnh nhân đang điều trị ĐTĐ ở Việt Nam được kiểm soát tốt. Ở Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu đầy đủ về sự kiểm soát glucose huyết và các biến chứng mắt của trẻ em bị ĐTĐ. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:
1. Nhận xét các biến chứng mắt ở trẻ em đái tháo đường đang điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Nhận xét mối liên quan giữa biến chứng mắt
với kiểm soát glucose huyết.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
I. Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ týp 1 đang được điều trị và theo dõi tại khoa Nội tiết- Chuyển hóa- Di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh án theo dõi ngoại trú từ 12/1999- 12/2009, có thời gian điều trị trên 1 năm.
– Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
Theo WHO (2001), ĐTĐ được chẩn đoán khi có bất kỳ 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
+ Glucose huyết >11,1 mmol/ L (200mg/dl) ở bất kỳ thời điểm nào.
+ Glucose huyết > 7,1 mmol/ L (126 mg/dl) ( bệnh nhân nhịn đói sau 8 giờ).
+ Glucose huyết sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết với 75 gam glucose sau 2 giờ tăng từ
II, 1 mmol/l (200mg).
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường týp 1
Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (2005).
+ Khởi phát rầm rộ, đủ các triệu chứng
+ Biểu hiện lâm sàng: Sút cân, uống nhiều, tiểu nhiều.
+ Nhiễm Ceton, C- peptid thấp hoặc mất
+ Kháng thể : IAA, anti- GAD, ICA dương tính
+ Điều trị bắt buộc dùng insulin.
– Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân không tái khám hoặc không làm xét nghiệm HbA1c, glucose huyết, không kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần.
+ Bệnh nhân có bệnh về mắt trước khi bị đái tháo đường (tất cả bệnh nhân đều được khám mắt và đáy mắt khi phát hiện bệnh ĐTĐ để loại trừ các bệnh mắt trước đó).
2. Phương pháp
2.1. Thiết kế nghiên cứu
• Chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu tiện ích lấy tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.
• Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có phân tích, vừa hồi cứu vừa tiến cứu.
2.2. Các chỉ số nghiên cứu
– Biến chứng mắt
– Liên quan giữa kiểm soát glucose huyết và các biến chứng.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu và đánh
giá
– Tiến hành khám lâm sàng, đánh giá kết quả xét nghiệm theo mẫu bệnh án nghiên cứu dưới sự giám sát của các bác sỹ chuyên khoa về nội tiết.
– Tất cả bệnh nhân được khám định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần. Kiểm tra dấu hiệu lâm sàng: phát triển thể chất (chiều cao, cân nặng, dấu hiệu dậy thì), dấu hiệu bệnh ĐTĐ. Khám mắt và đáy mắt 6 tháng 1 lần. Xét nghiệm đường máu và HbA1c
Biến chứng mắt: Khám phát hiện biến chứng mắt được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt Bệnh viện Nhi Trung ương và Khoa mắt trẻ em Bệnh viện Mắt Trung ương.
+ Đo thi lực bằng bảng thị lực Landolt, khám thị trường mắt.
+ Khám mắt bán phần trước bằng máy sinh hiển vi, khám phát hiện đục thủy tinh thể
+ Khám đáy mắt: Nhỏ mỗi mắt một giọt atropine và để trong 10 đến 30 phút để đồng tử giãn ra. Soi đáy mắt vùng trung tâm võng mạc bằng máy sinh hiển vi kính lúp 90 diop, vùng chu biên võng mạc khám bằng máy soi đáy mắt gián tiếp.
+ Đánh giá có tổn thương mắt khi:
Giảm thị lực < 8/10
Khám có đục thủy tinh thể
Kiểm tra đáy mắt thấy có tổn thương võng mạc hoặc không nhìn rõ toàn bộ võng mạc
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích