Biến chứng mắt trong đái tháo đường type 1 ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương
Biến chứ ng mắt trong đái tháo đường týp 1 (ĐTĐ1) là m nguyên nhân hàng đầu gây mù loà. Mục tiêu:mô tả đặc điểm lâm sàng biến chứng mắt trong ĐTĐ1 và đánh giá một số yếu tố nguy cơ của biến chứng mắt. Đối tượng nghiên cứu:60 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ1 tại bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu:nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả:bệnh nhân bị biến chứng mắt chiếm tỷ lệ 48,3% ca. Bệnh võng mạc do ĐTĐ1 chiếm 26,7%, đục thuỷ tinh thể chiếm 31,7%. Có 6/60 ca (10%) bị biến chứng mắt khi đượ c chẩn đoán ĐTĐ1. Thời gian bị bệ nh ĐTĐ1 càng dà i, tỷ lệ biến chứng mắt càng cao. HbA1C cao hơn ở nhóm bị biến chứ ng mắt. Kế t luận:cần nâng cao hiểu biết về bệnh ĐTĐ1 và các biến chứng cho cộng đồng, gia đình vàbệnh nhân để chẩn đoán và điều trị sớm.
Biến chứng mắt trong đái tháo đường týp 1 (ĐTĐ1) là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người từ 20 – 74 tuổi, có liên quan chặt chẽvới thời gian bị bệnh và quản lý đường huyết. Theo nghiên cứu của các tác giả cho thấy BVM do ĐTĐ1 tỷ lệ thuận với thời gian bị bệnh ĐTĐ1.
Trong một nghiên cứu trẻ ĐTĐ1, tỷ lệ bệnh võng mạc là 6% sau 5 năm bị ĐTĐ, 10% sau 10 năm, 35% sau 15 năm, 80% sau 20 năm, và 100% sau 25 năm [4]. Quản lý đường huyết tốt có thể làm giảm và hạn chế các biến chứng. Trong nghiên cứu về quản lý đái tháo đường và biến chứng ĐTĐ1 (The Diabetes Control and Complication Trial- DCCT), nếu HbA1C giảm 10% (ví dụ như từ 8 – 7,2%) thì giảm được 44% nguy cơ bị biến chứng mạch máu nhỏ trong đó có bệnh võng mạc [5]. Ở các nước trên thế giới đều có chương trình sàng lọc các BVM để phát hiện, điều trị sớm, hạn chế mù loà cho bệnh nhân ĐTĐ1. Đối với ĐTĐ1 khởi phát trước dậy thì, sàng lọc BVM được tiến hành khi 11 tuổi, hoặc khi dậy thì,hoặc sau 5 năm bị bệnh và được thực hiện hàng năm. Đối với ĐTĐ1 khởi phát sau dậy thì, sàng lọc BVM được tiến hành hàng năm sau 2 năm bịbệnh [5]. Soi đáy mắt là phương pháp an toàn,nhạy và không xâm lấn để phát hiện biến chứng mắt [5]. Phương pháp điều trị BVM cho bệnh nhân ĐTĐ1 là điều trị laser làm phục hồi thị lực và giảm nguy cơ mù loà [4]. Tại Việt Nam, nhiều trẻ em ĐTĐ chưa được chẩn đoán sớm, chưa được kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ1. Nhiều cháu đến bệnh viện đã có hoặc có ngay sau một thời gian ngắn các biến chứng về mắt, gây giảm thị lực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các nghiên cứu về biến chứng mắt ở trẻ em bị ĐTĐ1 chưa nhiều tại Việt Nam. Do vậy để góp phần pháthiện và điều trị biến chứng mắt sớm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của biến chứng mắt trong ĐTĐ1 ở trẻ em.
2. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ với biến chứng mắt trong ĐTĐ1.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm tất cả các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là ĐTĐ1 đang được theo dõi tại khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền, bệnh viện Nhi Trung ương từ 1974 – 2007. Tiêu chuẩn loại trừ:
– Bệnh nhân không tái khám hoặc không được làm đầy đủ các xét nghiệm theo dõi biến chứng về mắt.
– BN có bệnh về mắt trước khi bị ĐTĐ
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích