Biến chứng mức độ đau của trẻ sau phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma

Biến chứng mức độ đau của trẻ sau phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma

Luận văn Biến chứng mức độ đau của trẻ sau phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma tại bệnh viện tai mũi họng TW năm 2015.Amidan khẩu cái (thường được gọi là amidan) là hai khối tổ chức bạch huyết lớn nhất của vòng Waldeyer nằm ở thành bên họng miệng. Viêm amidan là viêm khu trú ở tổ chức amidan, bệnh lý này có thể tiến triển cấp tính hoặc mạn tính. Viêm amidan có thể gâyviêm tái phát nhiều đợt hoặc gây nhiều biến chứng tại chỗ như áp xe, viêm tấy; biến chứng lân cận như viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai, hay biến chứng xa như tại tim, thận, khớp [12]. Phẫu thuật cắt amidan được quan niệm là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối amidan khẩu cái. Phẫu thuật được biết đến sớm nhất cách đây khoảng 2000 năm, được Celsus mô tả lần đầu vào năm 50 sau công nguyên. Ngày nay, các tác giả cho rằng chỉ phẫu thuật khi amidan thực sự là một ổ viêm, gây hại cho cơ thể.

Cắt amidan là phẫu thuật phổ biến nhất trong chuyên ngành Tai Mũi Họng (TMH), ở Việt Nam chiếm 24,7% trong các phẫu thuật TMH [3]. Tuy chỉ là một trung phẫu nhưng cắt amidan cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong như chảy máu là biến chứng hay gặp, đau sau mổ, biến chứng gây mê, nhiễm trùng. Gần đây do có nhiều phương tiện cầm máu hiệu quả nên chảy máu giảm dần, biến chứng đau sau mổ được các phẫu thuật viên quan tâm hơn.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật amidan từ cổ điển đến hiện đại như phẫu thuật bằng Sluder, bóc tách và thòng lọng, cắt bằng dao điện, laser, coblator, dao plasma. Các phương pháp này có nhiều ưu điểm khác nhau về giảm các biến chứng, rút ngắn thời gian phẫu thuật, thời gian hồi phục. Tuy nhiên mỗi phương pháp cũng còn những hạn chế nhất định cần được hoàn thiện dần. Cắt amidan bằng dao plasma là một phương pháp phẫu thuật mới mang lại nhiều ưu thế trong giảm đau, biến chứng ít, lượng máu mất ít trong phẫu, giúp người bệnh ăn uống đỡ đau hơn, nhanh hồi phục sau mổ. Phương pháp này hiện nay là một trong những phương pháp mới đã được áp dụng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương từ năm 2014.Sau mổ cắt amidan đau là nỗi ám ảnh rất lớn đối với không người lớn cũng như đối với trẻ nhỏ, vì trẻ em sau mổ cắt amidan làm cho trẻ nuốt rất đau, không ăn uống được rất dễ bị rối loạn nước và điện giải dẫn đến suy kiệt. Là điều dưỡng chúng em tư vấn giúp cho gia đình bệnh nhân chọn phương pháp phẫu thuật tốt nhất giúp bệnh nhân giảm đau sau mổ, sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất.

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amidan bằng các phương pháp khác nhau.Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về đánh giá mức độ đau đối với trẻ em sau phẫu thuật của phương pháp cắt amidan bằng dao plasma đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm mang lại những lợi ích tốt đẹp nhất cho bệnh nhân.Vì thế chúng tôi làm nghiên cứu: “Biến chứng mức độ đau của trẻ sau phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma”. Với 2 mục tiêu:

1. Mô tả biến chứng sau phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma tại bệnh viện tai Mũi Họng TW.

2. Đánh giá mức đau sau phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma tại bệnh viện Tai Mũi Họng TW.

MỤC LỤC Biến chứng mức độ đau của trẻ sau phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma

ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………… 3

1.1.Tổng quan phẫu thuật cắt amidan……………………………………………………………. 3

1.1.1.Trên thế giới …………………………………………………………………………………… 3

1.1.2.Tại Việt Nam …………………………………………………………………………………. 3

1.2.Sơ lược về giải phẫu Amidan …………………………………………………………………. 4

1.2.1. Sơ lược về giải phẫu vùng họng ………………………………………………………. 4

1.2.2. Giải phẫu amidan …………………………………………………………………………… 5

1.2.3. Chức năng của amidan ……………………………………………………………………. 6

1.3.Sinh lý bệnh học và lâm sàng viêm Amidan …………………………………………….. 6

1.3.1. Sinh lý bệnh học amidan…………………………………………………………………. 6

1.3.2. Đặc điểm lâm sàng…………………………………………………………………………. 6

1.4.Chỉ định và chống chỉ định cắt Amidan …………………………………………………… 7

1.4.1. Chỉ định cắt amidan ……………………………………………………………………….. 7

1.4.2. Chống chỉ định cắt amidan ……………………………………………………………… 8

1.5.

Các phương pháp cắt Amidan hiện đại ……………………………………………….. 8

1.5.1. Cắt bằng dao điện …………………………………………………………………………. .8

1.5.2. Dao siêu âm ………………………………………………………………………………….. 8

1.5.3. Đốt điện bằng sóng cao tần ……………………………………………………………… 8

1.5.4. Phương pháp cắt amidan bằng dao laser CO2…………………………………….. 9

1.5.5. Phương pháp cắt amidan bằng Dao plasma ……………………………………….. 9

1.6.Biến chứng ở bệnh nhân cắt Amidan. ……………………………………………………. 11

1.6.1. Biến chứng chảy máu …………………………………………………………………… 11

1.6.2. Biến chứng đau sau phẫu thuật ………………………………………………………. 11

1.6.3. Biến chứng gây mê ………………………………………………………………………. 16

1.6.4. Biến chứng nhiễm trùng ……………………………………………………………….. 16

1.6.5. Các biến chứng khác …………………………………………………………………….. 16

CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………. 17

2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………. 17

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân …………………………………………………………… 17

2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………………… 17

2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….. 17

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………… 17

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………………. 17

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………………… 17

2.2.4. Các bước tiến hành ………………………………………………………………………. 18

2.2.5. Các nội dung và thông số nghiên cứu ……………………………………………… 18

2.3. Khống chế sai số trong nghiên cứu ………………………………………………………. 20

2.4. Phân tích và xử lý số liệu ……………………………………………………………………. 21

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………… 20

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….. 21

3.1 Đánh giá trước phẫu thuật ……………………………………………………………………. 21

3.1.1 Tuổi …………………………………………………………………………………………….. 22

3.1.2 giới ……………………………………………………………………………………………… 23

3.1.3 Nghề nghiệp của bố mẹ bệnh nhân ………………………………………………….. 23

3.1.4 Lý do vào viện ……………………………………………………………………………… 24

3.1.5 Tiền sử viêm Amydan …………………………………………………………………… 24

3.1.6 Đánh giá độ quá phát Amidan ………………………………………………………… 25

3.2. Đánh giá sau phẫu thuật ……………………………………………………………………… 25

3.2.1. Đánh giá biến chứng chảy máu sau phẫu thuật ………………………………… 25

3.2.2. Đánh giá biến chứng sốt sau phẫu thuật ………………………………………….. 26

3.2.3. Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật ………………………………………………. 26

3.2.4. Dùng thuốc giảm đau sau mổ ………………………………………………………… 27

3.2.5. Thời gian hết đau và sinh hoạt bình thường …………………………………….. 28

3.2.6. Thời gian bong giả mạc ………………………………………………………………… 26

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………. 29

4.1. Về đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân nghiên cứu ………………………….. 29

4.1.1. Về tuổi của bệnh nhân ………………………………………………………………….. 29

4.1.2. Về giới tính của bệnh nhân ……………………………………………………………. 29

4.1.3. Về nghề nghiệp của cha mẹ bệnh nhân …………………………………………… 29

4.2. Về lý do vào viện, tiền sử ……………………………………………………………………. 30

4.2.1. Về lý do vào viện và tiền sử ………………………………………………………….. 30

4.3. Đánh giá sau phẫu thuật ……………………………………………………………………… 30

4.3.1. Về biến chứng sau phẫu thuật của bệnh nhân…………………………………… 30

4.3.2. Mức độ đau sau mổ ………………………………………………………………………. 31

4.3.3. Dùng thuốc giảm đau sau mổ của bệnh nhân …………………………………… 31

4.3.4. Thời gian hết đau, bong giả mạc và sinh hoạt bình thường ………………… 32

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………… 33

KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………….. 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Leave a Comment