Biến chứng sau tiêm làm đầy ngực polyacrylamide: báo cáo 1 ca lâm sàng
Biến chứng sau tiêm làm đầy ngực polyacrylamide: báo cáo 1 ca lâm sàng
Phạm Thị Việt Dung, Trương Thế Duy
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh nhân nữ 42 tuổi, tiền sử tiêm polyacrylamide hydrogel ngực cách 18 năm vào viện vì đau tức, sưng nề vú 2 bên. Vú phải có khối sưng nề lớn, ấn căng, gây biến dạng nặng. Vú trái sưng nề nhẹ, ấn không rõ khối. Đây là một chất làm đầy không phân hủy từng được sử dụng phổ biến tại Trung Quốc, Đông Âu, hiện đã bị cấm sử dụng tiêm làm đầy ngực do nhiều biến chứng muộn nghiêm trọng.1,2 Trên phim MRI vú 2 bên thấy hình ảnh bao xơ nằm trước cơ ngực lớn, ngấm thuốc mạnh, lòng chứa dịch tăng ít tín hiệu.
Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật qua đường mổ nửa dưới quầng vú, cắt bỏ bao xơ, lấy bỏ dịch trong bao có tính chất dạng lỏng hơi sệt vàng nhạt giống sữa, lợn cợn nhiều cặn nhỏ và cắt 1 phần tuyến thâm nhiễm cứng. Giải phẫu bệnh cho thấy phản ứng viêm hạt dị vật. Sau mổ, bệnh nhân hết đau. Sau 2 tháng, hình dạng vú 2 bên tương đối cân xứng, da vú co hồi tốt, sờ mềm mại, không có dịch tồn dư hay tái phát.
Trong tạo hình thẩm mỹ, chất làm đầy được sử dụng phổ biến để tăng thể tích và chỉnh sửa đường viền mô mềm. Chúng rất đa dạng về các chế phẩm sinh học, được chia thành 3 nhóm: có phân hủy, không phân hủy (tồn tại vĩnh viễn) và dạng kết hợp.Polyacrylamide hydrogel (PAAG) là một dạng chất làm đầy tồn tại vĩnh viễn, được sử dụng từ thập niên 80 để làm đầy cho vùng mặt và tăng thể tích ngực từng rất phổ biến tại Trung Quốc, Xô Viết cũ và các nước Đông Âu.1,2 PAAG được tiêm vào ngực giúp điều chỉnh hình dạng và tăng thể tích. Thủ thuật được thực hiện dưới gây tê cục bộ, PAAG được đưa vào thông qua đường rạch nhỏ ở nếp lằn vú hoặc ở cực trên ngoài. Mặt phẳng khoang chứa chất làm đầy thay đổi phụ thuộc vào kỹ thuật tiêm. Một khi đã tiêm thì không thể rút lại được hoàn toàn lượng đã sử dụng.1,3Trong lịch sử, nhiều chất từng được tiêm vào ngực với mục đích làm tăng thể tích, bao gồm: parafin, silicone lỏng và gel polyacrylamide (PAAG).4 Cho đến hiện tại, tất cả các chất trên đều được chứng minh là nguyên nhân gây nên các biến chứng như: viêm mạn tính, nổi cục do u hạt dị vật, tụ dịch và thậm chí là loét, hoại tử da. Bởi vậy, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm sử dụng chúngđể tiêm làm đầy ngực.5 Dù đã bị cấm, nhưng trong khoảng 20 – 30 năm trước, nhiều nước trên thế giới vẫn sử dụng phổbiến PAAG để làm đầy ngực.Thêm vào đó, PAAG hiện vẫn đượcsử dụng chui tạicác cơ sở thẩm mỹ không chính thống đã lý giải tại sao vẫn gặp những bệnh nhân biến chứng muộn trong thực hành lâm sàng.6 Tại Việt Nam chưa có các báo cáo khoa học về biến chứng do các chất làm đầy này. Vậy nên, nhân một ca bệnh biến dạng ngực nặng sau tiêm PAAG 18 năm
Nguồn: https://luanvanyhoc.com