BIẾN CHỨNG THẦN KINH SAU PHẪU THUẬT ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC VỚI KỸ THUẬT VÒI VOI CẢI TIẾN

BIẾN CHỨNG THẦN KINH SAU PHẪU THUẬT ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC VỚI KỸ THUẬT VÒI VOI CẢI TIẾN

BIẾN CHỨNG THẦN KINH SAU PHẪU THUẬT ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC VỚI KỸ THUẬT VÒI VOI CẢI TIẾN
Phùng Duy Hồng Sơn1,2, Phạm Hữu Lư1,2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu các biến chứng thần kinh xảy ra ở bệnh nhân sau phẫu thuật bệnh động mạch chủ ngực có sử dụng kỹ thuật vòi voi cải tiến tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và nhìn lại y văn. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hồi cứu các ca lâm sàng được phẫu thuật bệnh động mạch chủ ngực với kỹ thuật vòi voi cải tiến có biến chứng thần kinh từ 12/2019 đến 12/2021. Kết quả: Trong số 42 ca bệnh động mạch chủ ngực phức tạp được phẫu thuật với kỹ thuật vòi voi cải tiến, có gặp một số dạng biến chứng thần kinh, gồm: 1 ca (2,4%) liệt tủy tạm thời; 3 ca (7,1%) tai biến mạch mạch máu não; 5 ca (11,9%) bị rối loạn chức năng thần kinh thoáng qua (kích thích, sảng…). Không có ca nào bị liệt thần kinh thanh quản quặt ngược hay thần kinh hoành. Tử vong 1 ca (2,4%) bị hôn mê sâu sau tai biến mạch máu não. Kết luận: Các biến chứng thần kinh sau phẫu thuật bệnh động mạch chủ ngực có sử dụng kỹ thuật vòi voi cải tiến tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là ít gặp và tương đương các công bố trên thế giới, trong đó rối loạn chức năng thần kinh thoáng qua (kích thích) là hay gặp nhất.

Kỹ thuật vòi voi cải tiến sử dụng mạch nhân tạo và ống ghép nội mạch (frozen elephant trunk -FET) là một cải tiến vượt bậc giúp đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lý động mạch chủ ngực đa tầng. Kỹ thuật này được đưa vào khuyến cáo của Châu Âu và Hoa kỳ1,2.Tuy nhiên biến chứng thần kinh vẫn là vấn đề nặng nề và nguy  hiểm  sau  phẫu  thuật  thay  toàn  bộ  quai động mạch chủ, kể cả sử dụng kỹ thuật FET. Bên cạnh các dạng biến chứng gặp ở phẫu thuật vòi voi kinh điển (elephant trunk) như: tai biến mạch máu não, liệt thầnkinh thanh quản quặt ngược, thần kinh hoành, thì có thể gặp biến chứng đặc thù cho kỹ thuật FET là thiếu máu tủy sống1–4. Sự phát triển của kỹ thuật, vật tư và thiết bị theo dõi giúp giảm tần suất cũng như kiểm soát các biến chứng trên, tuy nhiên tỉ lệ tổn thương tủy sống vẫn dao động trong khoảng 0-21%, tai biến mạch  máu  não  2,5-20%,  liệt  thần  kinh  quặt ngược 0-12,8%5.  Thay toàn bộ quai động  mạch chủ bằng  kỹ thuật  FET  được  thực  hiện  tại  Trung  tâm  Tim mach  và  Lồng  ngực,  bệnh  viện  Hữu  nghị  Việt Đức từ tháng 12-2019, với hai vật liệu chính là ống  ghép  nội  mạch  chuyên  dụng  (Thoraflex) hoặc đoạn mạch nhân tạo và ống ghép nội mạch rời  (kỹ  thuật  Việt  Đức).  Báo  cáo  nhằm  nghiên cứu  các  biến  chứng  thần  kinh  xảy  ra  ở  bệnh nhân sau phẫu thuật bệnh động mạch chủ ngực có sửdụng kỹ thuật FET tại bệnh viện Việt Đức và nhìn lại y văn.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứubao gồmcác bệnh nhân được phẫu thuật thay toàn bộ quai động mạch  chủ  có  sử  dụng  kỹ  thuật  FET,  có  biến chứng thần kinh sau mổ, tại bệnh viện Việt Đức, giai đoạn 12/2019 đến 12/2021.

BIẾN CHỨNG THẦN KINH SAU PHẪU THUẬT ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC VỚI KỸ THUẬT VÒI VOI CẢI TIẾN

Leave a Comment