Biến đổi giải phẫu của các động mạch cấp máu cho phân thuỳ đỉnh và phân thuỳ dưới của thận
Động mạch phân thuỳ đỉnh (ĐMPTĐ) và động mạch phân thuỳ dưới (ĐMPTD) là những nhánh của động mạch thận (ĐMT) có liên quan trực tiếp đến cắt thận bán phần nhưng các biến đổi giải phẫu của chúng vẫn chưa được chú ý thích đáng. Mục tiêu: (1) Mô tả những biến đổi giải phẫu của động mạch phân thuỳ đỉnh và động mạch phân thuỳ dưới; (2) Tìm hiểu ý nghĩa ngoại khoa của những biến đổi này trong cắt thận bán phần. Vật liệu và phương pháp: 25 khuôn đúc động mạch thận và 28 phẫu tích động mạch thận ngâm formalin đã được thực hiện. Kết quả: ĐMPTĐ thường bắt nguồn từ ngành trước nhưng nó cũng có thể tách ra từ các động mạch khác và những biến đổi về nguyên uỷ của nó được chia thành 4 loại. Động mạch phân thuỳ dưới thường tách ra từ ngành trước ở 3 dạng chính (A, B và C): (A) như là nhánh sớm nhất của ngành trước; (B) dưới dạng một thân chung vớ’ động mạch phân thuỳ trước – dưới (ĐMPTTD); và (C) động mạch phân thuỳ trước – trên (ĐMPTTT), động mạch phân thuỳ trước – dưới và động mạch phân thuỳ dưới có một điểm nguyên uỷ chung. Có một dạng D hiếm gặp vớ’ 5 phân dạng. Kết luận: (1). Động mạch phân thuỳ đỉnh có 4 dạng nguyên uỷ nhưng có thể nhận ra điểm nguyên uỷ ở hầu hết trường hợp; (2). Trong cắt bỏ cực dưới cần chú ý đến dạng B và dạng D của động mạch phân thuỳ dưới.
Các phân thuỳ thận dựa trên sự phân bố các nhánh của động mạch thận (ĐMT) đã được Graves [3] đề nghị từ lâu và đã được thừa nhận rộng rãI ở các sách giáo khoa [4, 5] và thuật ngữ giải phẫu. Nhiều nghiên cứu về ĐMT ở người Việt Nam cũng đã được thực hiện nhưng những nghiên cứu này hoặc chỉ mô tả các nhánh ĐMT ở ngoài thận, hoặc cố gắng chia nhỏ phân thuỳ sau của thận theo Graves thành những phần nhỏ hơn một cách thiếu định hướng ngoại khoa [2]. Trong khi đó những biến đổi của các nhánh cấp máu cho phân thuỳ đỉnh (PTĐ) và phân thuỳ dưới (PTD) của thận, vốn có ý nghĩa lớn trong phẫu thuật cắt thận bán phần, lại ít được chú ý. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả những biến đổi giải phẫu của động mạch phân thuỳ đỉnh (ĐMPTĐ) và động mạch phân thuỳ dưới (ĐMPTD)
2. Tìm hiểu ý nghĩa ngoại khoa của những biến đổi này trong cắt thận bán phần.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu
53 thận người lớn bình thường, gồm 25 thận tươi và 28 thận ngâm formalin
2. Phương pháp
Kỹ thuật làm khuôn đúc động mạch được áp dụng cho 25 thận tươi và kỹ thuật phẫu tích được áp dụng cho 28 thận ngâm formalin. Bằng cách mô tả hình thái các nhánh mạch đã được bộc lộ bằng hai kỹ thuật trên, chúng tôi quy ra được các dạng giải phẫu của ĐMPTĐ và ĐMPTD. Nguyên uỷ, vị trí nguyên uỷ và điểm đi vào thận của ĐMPTĐ và ĐMPTD so với rốn thận là những căn cứ chính để so sánh, phân loại và thống kê.
III. KẾT QUẢ
1. Động mạch phân thuỳ đỉnh
Chúng tôi coi nhánh cấp máu cho phần trong của cực trên thận, tức là phần chạy dọc ở trên bờ trong thận là ĐMPTĐ.
ĐMPTĐ là nhánh hay biến đổi nhất về vị trí nguyên uỷ: Có thể ở cuống thận, ở rốn thận hoặc ở trong nhu mô thận. Sự biến đổi này làm cho độ dài đoạn đi ngoài thận của nó biến đổi theo.
Theo trình tự tỷ lệ, ĐMPTĐ được chia thành 4 dạng và phân dạng (bảng 1).
Dạng I: ĐMPTĐ tách ra từ ngành trước ĐMT hoặc từ động mạch phân thuỳ trước trên (ĐMPTTT) của ngành trước ĐMT: 25/53 thận, bằng 47,1%. Ở phân dạng Ia, ĐMPTĐ tách ra từ ngành trước ĐMT: 10 thận, bằng 18,8%; ở phân dạng Ib, ĐMPTĐ tách ra từ đMpTTT: 15 thận, bằng 23,91%. Khi tách ra từ ngành trước ĐMT, điểm nguyên uỷ thường nằm ở rốn thận (7/10
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích