BIỂU HIỆN PD-L1 TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY
BIỂU HIỆN PD-L1 TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY
Đỗ Đình Khanh1, Võ Thành Hên1, Lưu Khiết Nghi1,234-240
Huỳnh Thị Cẩm Loan1, Bùi Huỳnh Quang Minh1,2,
Đoàn Thị Phương Thảo3, Nguyễn Sào Trung
Mục tiêu: Đánh giá biểu hiện PD-L1 (Phối tử chết tế bào lập trình – 1) trong ung thư biểu mô tuyến dạ dày (CTDD) đồng thời đánh giá mối liên quan giữa PD-L1 với các đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư biểu mô tuyến dạ dày.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Đối tượng: 50 bệnh nhân đã được chẩn đoán CTDD tại Khoa Giải Phẫu Bệnh – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ năm 2019 đến 2020. Kết quả: PD-L1 (+) chiếm tỉ lệ 42% các trường hợp CTDD với CPS ≥ 1. Trong các bệnh nhân PD-L1 dương tính có 28% trường hợp dương tính tế bào u, 26% trường hợp dương tính tế bào viêm. Có mối liên quan duy nhất giữa biểu hiện PD-L1 với biểu hiện Her2 (3+). Kết luận: PD-L1 (+) chiếm tỉ lệ 42% các trường hợp CTDD với CPS ≥ 1 so với 12% Her2 (3+) và biểu hiện PD-L1 có mối liên quan với Her2 (3+) trong CTDD. Điều này thể hiện bệnh nhân có biểu hiện với Her2 (3+) được hưởng lợi ích từ chiến lược điều trị ức chế điểm kiểm soát
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính thường gặp thứ ba trên toàn thế giới và đứng hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa [6]. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh có giảm trong những thập niên gần đây nhưng cho đến nay ung thư dạ dày vẫn là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư trên toàn cầu. Theo ghi nhận ung thư tại Việt Nam năm 2018, ung thư dạ dày đứng thứ ba sau ung thư gan và phổi ở nam; và đứng thứ tư ở nữ sau ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư phổi [6]. Cho đến nay phẫu thuật vẫn giữ vai trò quyết định trong điều trị ung thư dạ dày. Theo hướng dẫn điều trị ung thư dạ dày của Hội Ung thư dạ dày Nhật Bản năm 2010, phẫu thuật triệt căn theo tiêu chuẩn bao gồm cắt ít nhất 2/3 dạ dày kết hợp nạo vét hạch D2. Các nghiên cứu ở nước ta cho thấy đa số bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn (ung thư dạ dày tiến triển tại chỗ và ung thư dạ dày đã di căn hạch), thường xuất hiện tái phát, di căn sau phẫu thuật. Mặc dù kỹ thuật phẫu thuật ung thư dạ dày ngày càng tiến bộ, nhưng kết quả sống còn toàn bộ của bệnh nhân ung thư dạ dày thể tiến triển vẫn thấp, tỷ lệ sống còn 5 năm chỉ khoảng 10-40%. Tái phát tại chỗ sau phẫu thuật chiếm 40-90% trường hợp và gần 80% trong số đó tử vong trong 1 năm, đặc biệt tử vong cao nhất ở nhóm ung thư dạ dày tiến triển. Những tiến bộ của y học ở mức độ phân tử không chỉ giúp hiểu biết rõ hơn về cơ chế sinh ung thư dạ dày mà còn cung cấp những phương pháp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả đặc biệt đối với những ung thư dạ dày ở giai đoạn trễ. Hiện tại FDA đã chấp thuận việc điều trị
bằng Trastuzumab đối với những ung thư dạ dày có HER2 dương tính, tuy nhiên chưa cải thiện đáng kể về tiên lượng và khả năng sống còn cho bệnh nhân