Biểu hiện trầm cảm và liên quan đến một số yếu tố thời tiết tại 6 xã/phường thuộc Hà Nội-Thừa Thiên Huế-Cần Thơ năm 2012
Luận văn Biểu hiện trầm cảm và liên quan đến một số yếu tố thời tiết tại 6 xã/phường thuộc Hà Nội-Thừa Thiên Huế-Cần Thơ năm 2012.Các rối loạn về sức khỏe tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu tạo ra gánh nặng bệnh tật và kinh tế. Trên thế giới, các rối loạn tâm thần và thần kinh chiếm 11% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu trong năm 1990, điều này được dự báo tăng lên 15% trong năm 2020 [52]. Trong các bệnh lý tâm thần, trầm cảm là nguyên nhân đứng hàng thú 4 gây gánh nặng bệnh tật trong năm 1990 và ước tính sẽ đứng hàng thứ 2 sau bệnh nhồi máu cơ tim vào năm 2020. Chi phí cho các rối loạn tâm thần cao, bao gồm chi phí cho các dịch vụ y tế, chi phí do mất việc làm, giảm hiệu quả công việc, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội [52]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trung bình có 850.000 người tử vong do bệnh trầm cảm. Đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh phổ biến thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Tỷ lệ mắc chung của trầm cảm chiếm khoảng 3 – 5% dân số [31], [31].
Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, vấn đề sức khoẻ tâm thần mà đặc biệt là trầm cảm ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh khí hậu đang ngày càng biến đổi mạnh, thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn với sự gia tăng của những đợt nắng nóng kéo dài, rét đậm rét hại, v.v. Các hiện tượng thiên tai thảm hoạ như bão, lũ lụt, hạn hán, v.v diễn ra với tần suất và mức độ lớn, gây phá huỷ mùa màng, thiệt hại về sức kho ẻ và tính mạng người dân. Điều này tạo ra những sang chấn về mặt tâm lý, mà lâu dài sẽ dẫn đến mắc các rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Theo viện nghiên cứu khí hậu Úc, tình trạng trầm cảm, lo lắng, lạm dụng ma túy, tự sát gia tăng với tần suất và cường độ mạnh dần trong những năm qua sau khi các thảm ho ạ thiên nhiên xảy ra. Những người ly thân, ly dị, thất nghiệp, người sống trong vùng thời tiết khắc nghiệt hoặc có nhiều biến đổi có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn [41].
Hểu biết được mối liên quan giữa đặc điểm thời tiết và trầm cảm sẽ giúp
cho các nhà quản lý có kế ho ạch xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe phù hợp cho người dân, đặc biệt ngưòĩ dân trong những vùng khí hậu khắc nghiệt, ở Việt Nam, các nghiên cứu về đặc điểm thời tiết ừong mối liên quan đến sức khoẻ tâm thần, đặc biệt là trầm cảm còn ít và hầu như không có. Câu hỏi đặt ra là tại những vùng thòi tiết khác nhau của Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm tại cộng đồng là bao nhiêu và thòi tiết có mối liên hệ như thế nào đến trầm cảm? Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Biểu hiện trầm cảm và liên quan đến một số yếu tố thời tiết tại 6 xã/phuừng thuộc Hà Nội – Thừa Thiên Huế – Cần Thơ năm 2012”.
Mục tiêu:
1. Mô tả biểu hiện trầm cảm ở người từ 18-60 tuổi tại 6 xã/phường thuộc Hà Nội – Thừa Thiên Huế – Cần Thơ năm 2012.
2. Mô tả mối liên quan giữa biểu hiện trầm cảm với một số yếu tố thời tiết tại địa bàn nghiên cứu.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
. Tông quan vê trầm cảm 3
1.1. Sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần 3
1.2. Trầm cảm và các công cụ chẩn đoán trầm cảm tại cộng đồng 4
1.2.1. Khái niệm ừầm cảm 4
1.2.2. Nguyên nhân trầm cảm 5
1.2.3. Tác động tiêu cực của trầm cảm 6
1.2.4. Đặc điểm dịch tễ học 7
1.2.5. Triệu chứng bệnh 9
1.2.6. Chẫn toán trầm cảm 10
1.2.7. Một số công cụ chẩn đoán trầm cảm 11
2. Tông quan vê thời tiết, khí hậu 15
2.1. Một số đặc điểm về thời tiết 15
2.1.1. Khái niệm thời tiết 15
2.1.2. Đặc điểm của thời tiết 15
2.2. Vài nét về biến đổi khí hậu 19
2.2.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới 19
2.2.2. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam 20
2.2.3. Ảnh hưởng của thời tiết và biến đổi khí hậu tác động lên SKTT 22
3. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu 25
3.1. Hà Nội 25
3.2. Thừa Thiên – Huế 26
3.3. Cần Thơ 28
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 29
1. Thiết kế nghiên cứu 29
2. Thời gian 29
3. Địa điểm 29
4. Đối tượng nghiên cứu 29
5. Cỡ mẫu và chọn mẫu 29
5.1. Cỡ mẫu 29
5.2. Cách chọn mẫu 30
6. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông till 30
7. Quá trình thu thập số liệu 31
8. Phân tích và xử lý số liệu 32
9. Các biến số nghiên cứu. 32
9.1. Nhóm biến số về thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu 32
9.2. Nhóm biến số về các đặc điểm thời tiết 33
9.3. Nhóm biến số về trầm cảm 34
10. Đạo đức nghiên cứu 34
Chương 3_KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
1. Biểu hiện trầm cảm ở người từ 18-60 tuổi. 35
1.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 35
1.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, tình trạng hôn nhân 35
1.1.3. Đặc điểm về công việc 36
1.2. Biểu hiện trầm cảm tại 3 tỉnh/thành phố nghiên cứu 37
1.2.1. Tổng điểm PHQ 37
1.2.2. Mức độ biểu hiện trầm cảm 38
1.2.3. Biểu hiện trầm cảm theo một số đặc điểm 38
1.2.4. Biểu hiện trầm cảm theo nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân 39
2. Đặc điểm một số yếu tố thời tiết và liên quan với trầm cảm 43
2.1. Đặc điểm một số yếu tố thời tiết 43
2.1.1. Lượng mưa 43
2.1.2. Số giờ nắng 44
2.1.3. Nhiệt độ 45
2.1.4. Độ ẩm 46
2.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố thời tiết với trầm cảm 47
2.2.1. Tổng hợp một số yếu tố thời tiết và trầm cảm 47
2.2.2. Mối liên quan giữa thời tiết và một số yếu tố khác với điểm PHQ 48
Chương 4 BÀN LUẬN 54
1. Biểu hiện trầm cảm ở người từ 18-60 tuổi tại địa bàn nghiên cứu 54
2. Đặc điểm thời tiết ở địa bàn nghiên cứu và mối liên quan với trầm cảm.. 60
KẾT LUẬN 64
KHUYẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC