Biểu hiện xuất huyết và tình trạng giảm tiểu cầu ở bệnh nhân sốt mò

Biểu hiện xuất huyết và tình trạng giảm tiểu cầu ở bệnh nhân sốt mò

Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm lưu hành ở Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó  có Việt Nam [1, 2, 3]. Vi khuẩn gây bệnh – Orientia tsutsuga- mushi (trước kia là  Rickettsia tsutsugamushi hoặc R.orientalis), là một loại vi khuẩn Gram (-), ký sinh nội bào. Bệnh lây truyền qua ấu trùng mò Lepto- trombidium, thường gặp ở những vùng có cây cỏ thấp, chủ yếu là nông thôn [1, 4].
Sốt mò có biểu hiện đa dạng, bao gồm sốt, vết loét đặc hiệu ngoài da, phát ban, sưng hạch, gan lách to, tổn thương ở nhiều cơ quan và phủ tạng [1, 2, 3, 4, 7].
Xuất huyết da và niêm mạc là  một biểu hiện có thể gặp trong sốt mò nhưng rất ít khi được thống kê và thông báo. Giảm tiểu cầu là một biến đổi về huyết học đã được báo cáo ở một số nghiên cứu [1, 2, 3, 6, 7].
Hội chứng suy hô hấp cấp (Acute Respiratory Distress Syndrome – ARDS) đi kèm với giảm tiểu cầu đã được Tsay và Chang báo cáo ở các bệnh nhân sốt mò từ Đài Loan [6]. Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam chỉ có một số ít báo cáo về giảm
tiểu cầu ở bệnh nhân sốt mò (Đỗ Văn Thành và Nguyễn Trọng Chính); mốc giảm tiểu cầu được sử dụng là <100 G/L; giảm tiểu cầu nặng (< 50 G/L) chưa được xem xét, và mối liên quan giữa giảm tiểu cầu và một số biểu hiện và biến chứng của bệnh chưa được phân tích. Mục tiêu:
1.    Xác định về tần suất của các biểu hiện xuất huyết và giảm tiểu cầu ở những bệnh nhân sốt mo.
2.    Mô tả mối liên quan giữa giảm tiểu cầu và một số biểu hiện, biến chứng của bệnh.
I.    ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG    PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu
251 bệnh nhân sốt mò điều trị tại viện YHLSCBNĐ trong thời gian 2001-2003 được khẳng định bằng xét nghiệm  ELISA tìm kháng  thể  IgM, IgG hoặc test nhanh (+) với Orientia tsutsugamushi.
2.    Phương pháp nghiên cứu
Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Công thức máu, bao gồm cả đếm số lượng tiểu cầu, được thực hiện trên máy đếm tế bào tự động tại khoa Huyết học bệnh
viện Bạch Mai. Số lượng tiểu cầu < 100 G/L được coi là giảm, và < 50 G/L tế bào/mm3 là giảm nặng.
Các biểu hiện xuất huyết được cân nhắc bao gồm ban xuất huyết trên da, chảy máu cam, xuất huyết củng mạc, xuất huyết tiêu hoá, bầm tím nơi tiêm truyền, ra máu âm đạo bất thường. Bệnh nhân được coi là  có biểu hiện  phổi nếu nghe phổi có rales ẩm, và/hoặc có tổn thương nhu mô phổi trên phim X-quang lồng ngực. Các biến chứng được xác định như sau: khó thở – tần số thở  ≥  25  lần/phút ở bệnh nhân có biểu hiện phổi; huyết áp thấp – huyết áp (HA) tâm thu ≤ 85 mm Hg; suy thận – creatinin ≥ 130 μmol/L; vàng da – vàng da lâm sàng hoặc bilirubin máu tăng
>17  μmol/L; tràn  dịch  thanh  mạc –  tràn  dịch màng phổi, màng tim, hoặc màng bụng; tổn thương thần kinh trung ương – bệnh nhân có rối loạn tinh thần, co giật, và/hoặc viêm màng não,
xác định qua biến loạn dịch não tủy; xuất huyết tiêu hoá – bệnh nhân có nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc phân máu.
3.    Xử lý số liệu
Các số liệu được trình bày dưới dạng tỷ lệ %, khoảng tin cậy 95% (95% confidence interval – 95% CI), trung bình ± độ lệch chuẩn. Việc xử lý số liệu được thực hiện bằng chương trình Epi Info phiên bản 3.3.2. Các chỉ số tỷ lệ được so sánh thông qua test khi bình phương; sự khác biệt giữa hai giá trị được coi là  có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Mục tiêu: (1)Xác định tần suất các biểu hiện xuất huyết ở bệnh nhân sốt mò, tình trạng giảm tiểu cầu; (2). Mô tả mối liên quan giữa giảm tiểu cầu với các biểu hiện và biến chứng của bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 251 bệnh nhân sốt mò có khẳng định huyết thanh học, điều trị tại Viện YHLSCBNĐ trong 2 năm 2001 – 2003. Bệnh nhân được thăm khám, phát hiện biểu hiện xuất huyết da và niêm mạc, các biểu hiện khác và biến chứng của bệnh, làm xét nghiệm công thức máu và các xét nghiệm cần thiết khác. Kết quả: Xuất huyết da và niêm mạc gặp ở 9,2% số bệnh nhân; giảm tiểu cầu <100 x 109 tế bào/L (G/L) – ở 28,6% số bệnh nhân, giảm tiểu cầu nặng <50 G/L – ở 8,6%. Những bệnh nhân có tiểu cầu <50 G/L có tỷ lệ biến chứng của sốt mò cao so với nhóm có tiểu cầu cao hơn. Kết luận: Bệnh nhân sốt mò có thể có biểu hiện xuất huyết da và niêm mạc; giảm tiểu cầu là một biến đổi về huyết học thường gặp trong sốt mò, và mức độ giảm tiểu cầu thường đi kèm với các biểu hiện và biến chứng của bệnh.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment