Bilan cầm máu trước mổ
Xét nghiệm cầm máu trước mổ về thực chất nhằm mục đích phát hiệnnhững bệnh nhân có nguy cơ chảy máu bất thường. Bilan cầm máu cho phép xác định những bất thường về xét nghiệm, đánh giá tiên lượng, chỉ định thuốc điều trị hoặc truyền máu thay thế và theo dõi hiệu quả điều trị. Xét nghiệm cầm máu dù đầy đủ đến đâu cũng không thay thế được giá trị của hỏi bệnh và khám lâm sàng. Để làm sáng tỏ xu hướng chảy máu, trước tiên cần hỏi tỉ mỉ tiền sử bệnh tật của bệnh nhân và gia đình; tiền sử phẫu thuật, các chăm sóc răng miệng, amidan, thai sản là các cơ hội dễ xuất hiện chảy máu; việc sử dụng một số thuốc có ảnh hưởng đến khả năng đông cầm máu.
Cần đánh giá tình trạng cầm máu khi bệnh nhân có tiền sử chảy máu (cá nhân và/hoặc gia đình) hoặc có bệnh lý phối hợp với rối loạn đông máu. Ngoài ra, nguy cơ chảy máu còn liên quan đến từng loại phẫu thuật.
II. BILAN CẦM MÁU TRƯỚC MỔ
Bilan cầm máu trước mổ nói chung bao gồm 4 xét nghiệm chính là thời gian prothrombin (PT:
prothrombin time), thời gian thromboplastin từng phần hoạt hoá (APTT: activated partial thromboplastin time), định lượng fibrinogen và đếm số lượng tiểu cầu [6], [8]. Tuy nhiên, các xét nghiệm này thường không phát hiện được một cách đặc hiệu giai đoạn cầm máu ban đầu nên trong một số trường hợp được bổ sung thêm xét nghiệm thời gian máu chảy.
Từ kết quả bilan ban đầu, kết hợp với lâm sàng có thể định hướng các xét nghiệm cần thiết tiếp theo để xác định các bất thường (nếu có
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích