BỘ CÂU HỎI TRẮC NghiệM DƯỢC LIỆU (có đáp án)

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DƯỢC LIỆU

Sinh học Đại cương (Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU

Mục tiêu 1: Trình bày được định nghĩa, nội dung của môn học

I.  Mức độ nhớ

1.   Nguồn gốc của các nguyên liệu làm thuốc trong định nghĩa về môn học Dược liệu là:

·       Sinh học

·       Tổng hợp hóa học

·       Động vật

·       Thực vật

2.   Nội dung môn học Dược liệu nghiên cứu là:
·       Hóa học và tổng hợp hóa học các chất

·       Nguồn gốc sinh học của cây thuốc

·       Phương pháp bào chế các thuốc từ cây thuốc

·       Hóa học và sinh học của các sinh vật dùng làm thuốc

3.   Nguồn gốc chủ yếu của các dược liệu đang sử dụng hiện nay là:
·       Khoáng chất

·       Sinh vật biển

·       Động vật

·       Thực vật

4.   Các kiến thức và kỹ năng mà người học có được khi học môn dược liệu là:
·       Cách trồng trọt, thu hái, chế biến và bảo quản cây thuốc

·       Các phương pháp kiểm nghiệm để phân biệt dược liệu thật hay giả

·       Các phương pháp chiết xuất hoạt chất của cây để bào chế thành dạng thuốc

·       Nguồn gốc, thành phần hoá học, kiểm nghiệm, tác dụng và công dụng của dược liệu

5.   Một trong bốn lĩnh vực chính dược liệu học ngày nay tập trung vào nghiên cứu là:
·       Công dụng của các sinh vật biển

·       Kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hoá dược liệu

·       Độc tính của các loài nấm độc

·       Phát triển trồng cây sâm Ngọc linh

II.   Mức độ phân tích

6.   Mục tiêu đạt được sau khi học môn dược liệu là:

·       Mô tả được cây thuốc, cách trồng trọt, thu hái, chế biến và bảo quản cây thuốc

·       Xác định được đúng dược liệu, đánh giá được chất lượng và hướng dẫn sử dụng đúng dược liệu

·       Chiết xuất hoạt chất từ cây thuốc thành hóa chất tinh khiết để bào chế thành dạng thuốc

·       Xây dựng được vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu

7.   Bộ phận dùng làm thuốc trong cây thuốc là:
·       Toàn bộ cây thuốc hoặc các chất chiết ra từ cây thuốc

·       Toàn cây hoặc một bộ phận của cây hoặc các chất chiết ra từ cây

·       Chỉ là một bộ phận của cây (ví dụ như rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt)

·       Chỉ là các chất được chiết ra từ cây

Mục tiêu 2: Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển của dược liệu Việt Nam

I. Mức độ nhớ
8.  Thời gian hình thành nền y dược học của dân tộc ta là:

·       Khoảng 4000 năm TCN

·       Thời Hồng-Bàng (2879 TCN)

·       Thời Thục An Dương Vương (257 – 179 TCN)

·       Thời Hai Bà Trưng (năm 40)

9.   Cuốn sách về sử dụng cây thuốc để chữa bệnh được Danh y Tuệ Tĩnh viết là:
·       Hải Thượng y tông tâm lĩnh

·       Nam Bang thảo mộc

·       Nam dược thần hiệu

·       Nam dược trị Nam nhân

10.   Cuốn sách về sử dụng cây thuốc để chữa bệnh của danh y Hải Thượng Lãn Ông là:
·       Hải Thượng y tông tâm lĩnh

·       La Khê phương dược

·       Nam dược thần hiệu

·       Y học Tùng thư

11.  Cuốn sách về dược liệu được GS.TS. Đỗ Tất Lợi biên soạn là:
·       Việt Nam Dược học

·       Trung Việt Dược tính Hợp biên

·       Từ điển cây thuốc Việt Nam (NTA)

·       Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Mục tiêu 3: Trình bày được phương pháp thu hái, chế biến, bảo quản dược liệu

I.  Mức độ nhớ
12.   Thời điểm để thu hái hoa hòe để hàm lượng hoạt chất Rutin cao là:

·       Hoa còn là nụ

·       Hoa nở rộ

·       Hoa đã nở hết

·       Hoa tàn và rụng

13.   Thời điểm tốt nhất nên thu hái các cây có tinh dầu là:
·       Buổi sớm trước lúc mặt trời mọc

·       Buổi trưa khi trưa nắng gắt

·       Buổi chiều tối khi sương xuống

·       Buổi chiều khi mặt trời lặn

14.   Thời điểm tốt nhất nên thu hái dược liệu là rễ cây theo nguyên tắc chung là:
·       Cây bắt đầu đâm chồi vào mùa xuân

·       Cây bắt đầu ra hoa, thường vào mùa hè

·       Cây bắt đầu ra quả, thường vào mùa thu

·       Cây ở cuối thời kỳ sinh dưỡng, thường là vào mùa thu đông

15.   Thời điểm tốt nhất thu hái dược liệu vỏ thân, vỏ cành theo nguyên tắc chung là:
·       Mùa xuân khi nhựa cây hoạt động mạnh, cây đang đâm chồi nảy lộc

·       Mùa hạ khi cây ta đủ lá và bắt đầu ra hoa

·       Mùa thu khi cây rụng hết lá

·       Mùa xuân hay cuối mùa thu, đầu mùa đông khi cây phát triển chậm

16.   Thời điểm tốt nhất thu hái dược liệu lá cây theo nguyên tắc chung là:
·       Thời kỳ lá bánh tẻ hoặc vào thời kỳ cây bắt đầu ra hoa

·       Mùa xuân, thời kỳ cây mới đâm chồi, thu hái lá búp non

·       Mùa thu khi lá bắt đầu ngả màu vàng và rụng

·       Mùa xuân khi nhựa cây hoạt động mạnh hay cuối mùa thu, đầu mùa đông

17.   Thời điểm tốt nhất thu hái dược liệu là hoa của cây theo nguyên tắc chung là:
·       Trời nắng ráo, khi còn là nụ hay trước hoặc đúng vào thời kỳ hoa nở

·       Lúc mưa phùn, tốt nhất vào mùa xuân, thời kỳ hoa nở

·       Đang gió mùa đông bắc, vào mùa đông khi lá bắt đầu ngả màu vàng

·       Chỉ lấy hoa đã nở hết và thu vào lúc nắng buổi trưa

18.   Thời điểm tốt nhất nên thu hái dược liệu là hạt theo nguyên tắc chung là:
·       Quà non

·       Quả xanh

·       Quả già và bắt đầu khô

·       Quả chín rụng khỏi cây

19.   Công đoạn loại bỏ tạp chất, bao gồm các tạp chất (rơm rạ, vật lạ, đất, cát…) sau khi thu hái dược liệu gọi là:
·       Lựa chọn dược liệu

·       Phơi sấy dược liệu

·       Diệt enzym trong dược liệu

·       Chuẩn bị trồng cây thuốc

20.   Căn cứ để xác định chất lượng một dược liệu tốt hay xấu là:
·       Dược liệu được thu hái từ cây trồng lâu năm có khối lượng đồng đều

·       Dược liệu được chế biến đúng quy trình có màu sắc đồng đều

·       Dược liệu có hàm lượng hoạt chất chứa trong nó

·       Dược liệu được bảo quản đúng cách có chứa ít tạp chất

21.    Công việc được làm khi phá huỷ enzym trong dược liệu (làm cho chúng không hoạt động trở lại khi có điều kiện thích hợp) là:
·       Làm sạch dược liệu

·       Chế biến dược liệu

·       Ổn định dược liệu

·       Chiết xuất dược liệu

Download Tại Đây

Leave a Comment