BỤI GỖ VÀ BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở MỘT CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH DƯƠNG
BỤI GỖ VÀ BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở MỘT CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Đỗ Thị Minh Ngọc*, Nguyễn Quang Bảo*, Trần Ngọc Đăng*, Trịnh Hồng Lân**
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Bệnh lý đường hô hấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm giảm sức lao động, gây gánh nặng kinh tế – xã hội và gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Nghiên cứu xác định mối liên quan giữa bệnh lý đường hô hấp và bụi gỗ tại công ty chế biến gỗ nhằm đánh giá thực trạng bệnh lý hô hấp và các yếu tố nguy hại đến sức khỏe hô hấp của người lao động.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh lý đường hô hấp, mối liên quan giữa bệnh lý đường hô hấp và bụi gỗ ở một công ty chế biến gỗ tại tỉnh Bình Dương năm 2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên đối tượng người lao động từ 18 tuổi đang làm việc tại công ty chế biến gỗ thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phỏng vấn trực tiếp người lao động bằng bộ câu hỏi soạn sẵn từ 5-10 phút tại buổi khám bệnh nghề nghiệp tháng 4/2019. Kết hợp đo đạc nồng độ bụi toàn phần tại môi trường làm việc nhằm ước lượng mối liên quan với bệnh lý đường hô hấp.
Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 355 người lao động, tỉ lệ bệnh lý đường hô hấp là 11,8%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa bệnh hô hấp và tiền sử bệnh hô hấp gia đình (OR=4,37; KTC95%=1,49–11,74), dân tộc khác dân tộc Kinh (OR=3,67; KTC95%=1,32–10,19), yếu tố gây khó chịu trong môi trường lao động1 (OR=0,66; KTC95%=0,19–0,88).
Kết luận: Duy trì khám sức khỏe định kỳ và thực hiện quan trắc môi trường lao động là cần thiết để kiểm soát các yếu tố nguy hại trong môi trường làm việc tại các cơ sở chế biến gỗ.
BỤI GỖ VÀ BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở MỘT CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH DƯƠNG