Bước đầu áp dụng sinh học phân tử (kỹ thuật pcr) để xác định thành phần loài và sự phân bố sán lá, sán dây thường gặp ở Việt Nam

Bước đầu áp dụng sinh học phân tử (kỹ thuật pcr) để xác định thành phần loài và sự phân bố sán lá, sán dây thường gặp ở Việt Nam

 Việc chẩn đoán, giám định và phân loại nhiều loại sinh vật, trong đó có ký sinh trùng cho đến nay vẫn dựa vào hình thái học (kiểu hình) là chính. Các phương pháp sinh học phân tử (kiểu gen) đã bước đầu được ứng dụng trong chẩn đoán phân loại và lập phả hệ sinh vật. Các số liệu chính xác của các phương pháp sinh học phân tử đã cho phép ứng dụng những hướng mới và rất có thể sẽ làm thay đổi một phần hộ thống phân loại hiện có.
Phương pháp sinh học phân tử đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi và có hiệu quả trong mọi lĩnh vực sinh học. Đó là việc sử dụng các kỹ thuật ADN (trước hết là kỹ thuật PCR) và kỹ thuật protein để xác định chuỗi gen hay chuỗi acid amin của từng gen, cũng như lập bản đồ gen của từng khu vực nhất định trong hệ gen của loài cần chẩn đoán để so sánh đối chiếu với những loài khác, nhằm xác định chính xác loài mong muốn. Hướng sử dụng hệ gen ty thể trong nghiên cứu quan hệ loài và phả hệ được coi là có cơ sở vững vàng nhất trong điều kiện hiện nay. Các gen của ty thể trong cùng chủng, cùng loài, thậm chí trong các loài có quan hệ gần về sinh học có sự bảo tổn rất cao, do vậy, bất cứ sự thay đổi nhỏ nào cũng là dấu hiệu giá trị trong giám định và phân loại.
Trong 10 năm gần đây và hiện nay, phương pháp sinh học phân tử dựa vào kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) sử dụng chỉ thị di truyền hệ gen nhân và hệ gen ty thể đang được ứng dụng rộng rãi và có độ tin cậy cao, đặc biệt được coi là rất có hiệu quả trong giám định và phân loại ký sinh trùng (Cupolillo và cs, 1994; Degrave và cs, 1994; Wilson, 1995; Aransay và cs, 2000; Reithinger và cs, 2000, De Andrade và cs, 2001 Salotra và cs, 2001).
Các loài ký sinh trùng đã lần lượt được giải mã gen và đăng ký vào Ngân hàng Gen thế giới (http://www.ncbi.nlm.nih.gov) tạo cơ sở dữ liệu để có thể truy cập ứng dụng trong chẩn đoán, giám định và phân loại. Có trên 140 hệ gen ty thể đã được giải trình và phân tích hoàn toàn, trên 100 hệ gen ty thể khác đang từng phần được giải quyết, bao gồm tất cả mọi loài quan trọng từ bậc thấp đến bậc cao, từ động vật đơn bào đến động vật đa bào, cung cấp một hệ thống dữ liệu quan trọng cho các quá trình nghiên cứu gen, protein, tiến hoá, lịch sử tiến hoá, di truyền quần thể, quan hệ về loài, giống và nhiều lĩnh vực nghiên cứu quan trọng khác.
Từ trước đến nay, việc xác định thành phần loài giun sán ở Việt Nam là bằng hình thái học (Morphology). Vấn đề định loại bằng hình thái học đã đóng góp to lớn vào việc xác định thành phần loài ký sinh trùng, song vẫn còn những hạn chế nhất định và chính phân loại bằng sinh học phân tử sẽ khắc phục được những khiếm khuyết đó.
Chẳng hạn, trong quá trình nghiên cứu định loại có những ký sinh trùng khá giống nhau về hình thể như sán dây Taenia saginata và Taenia asiaỉica, thậm chí còn cho chúng là dưới loài của nhau. Ngay cả sán lá phổi cũng còn nhiều ý kiến về thành phần loài ở Việt Nam; sán lá gan nhỏ có 2 loài ở miền Bắc và miền Nam, vậy ranh giới địa lý giữa 2 loài là ở đâu? Hoặc trong số sán trưởng thành thu hồi từ bệnh nhân, bên cạnh những sán có cấu trúc hình thái điển hình, còn có một số không điển hình mà hình thái học rất khó xác định, đặc biệt là một số loài sán mới chưa được xác định ở Việt Nam. Hơn nữa đôi khi chi có mẫu trứng hoặc ấu trùng rất khó xác định chính xác loài. Do vậy, việc nghiên cứu sinh học phân tử đối với các loài giun sán nói riêng và ký sinh trùng nói chung là hết sức cần thiết ở nước ta hiện nay.
Từ năm 2001 đến nay đã có một số nghiên cứu về sinh học phân tử giám định thành phần loài sán ở Việt Nam bằng kỹ thuật PCR sử dụng chỉ thị di truyền hệ gen ty thể đã được một số tác giả thực hiện có hiệu quả.
Những kết quả bước đầu sử dụng phương pháp sinh học phân tử đã làm cơ sở khoa học cho việc áp dụng phương pháp này để xác định các loài sán lá, sán dây ở Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu sự phân bố của chúng và một số loài mới. Đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu:
•    Bước đầu áp dụng kỹ thuật PCR để xác định thành phần loài và sự phân bố của một số loài sán lá, sán dây thường gặp ở Việt Nam.
•    Nâng cao năng lực nghiên cứu sinh học phân tử của Viện Sốt rét-KST-CT TƯ
2.    TỔNG QUAN
2.1.    Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, có trên 40 triệu người nhiễm sán lá truyền qua thức ăn và hơn 100 triệu người nhiễm sán dây/ấu trùng sán lợn, phân bố ớ nhiếu nước, đặc biệt ở các nước nhiệt đới.
Các tác giả Cupolillo và cs, 1994; Degrave và cs, 1994; Wilson, 1995, Degrave và cs, 1994; Aransay và cs, 2000; Reithinger và cs, 2000, De Andrade và cs, 2001 Salotra và cs, 2001 đã đi sâu nghiên cứu áp dụng sinh học phân tử sử dụng chỉ thị di truyền hệ gen nhân và hệ gen ty thể để xác định loài sinh vật, trong đó có ký sinh trùng.
Đối với phân biệt chẩn đoán sán lá gan lớn, đặc biệt là mẫu vật phân lập trên người, chỉ thị di truyền hệ gen ty thể đã góp phần giải quyết nhiều trường hợp của F. hepatica và F. giganticơ’. đó là khẳng định ở Nhật Bản chỉ tổn tại

MỤC LỤC
Phần A- Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài :    1
–    Mục tiêu nghiên cứu
–    Phương pháp đã được sử dụng trong    nghiên cứu.    1
–    Kết quả nghiên cứu    1
–    Kết luận rút ra từ nghiên cứu    2
Phần B – Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài    3
1.    Đặt vấn đề    3
Mục tiêu nghiên cứu    3
2.    Tổng quan    4
3.    Nội dung và phươnạ pháp nghiên cứu    6
4.    Kết quả nghiên cứu    10
5.    Bàn luận kết quá    41
6.    Kết luận    43
7.    Ỷ kiến đề xuất    44
8.    Tài liệu tham khao    44
9.    Phụ lục    46

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment