Bước đầu chẩn đoán trước sinh bệnh thoái hóa cơ tủy ở Việt Nam

Bước đầu chẩn đoán trước sinh bệnh thoái hóa cơ tủy ở Việt Nam

Mục tiêu: Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử chẩn đoán trước sinh bệnh thoái hóa cơ tủy (SMA). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 2 thai phụ có tiền sử sinh con bị bệnh thoái hóa cơ tủy; DNA được tách chiết từ tế bào ối của thai phụ;    Sử dụng kỹ thuật RFLP (Restriction Fragment Length Polymophism) để phân tích exon7, exon 8 của gen SMN1. Kết quả: 03 thai nhi được chẩn đoán không mắc bệnh thoái hóa cơ tủy. Kết luận: Bước đầu thực hiện chẩn đoán trước sinh bệnh thoái hoa cơ tủy thành công ở Việt Nam, mở ra triển vọng ứng dụng kỹ thuật RFLPtrên lâm sàng.

Bệnh  lý  di  truyền  chiếm  khoảng  20%  các trường hợp tử vong trong giai đoạn sơ sinh cũng
như chiếm một tỉ lệ rất cao những bệnh lý gặp phải ở thời kỳ nhũ nhi và trẻ nhỏ [6]. Tầnsuất và mức độ nặng của các bệnh lý di truyền đơn gen thay đổi tùy theo từng chủng tộc và có thể chiếm đến 2% tổng số tất cả trẻ sơ sinh. Ở Việt Nam, theo thống kê của Nguyễn Văn Đông, tỉ
lệ thai dị tật bẩm sinh ở bệnh viện Phụ SảnTrung Ương trong ba năm 2001 – 2003 là 2,7% [6]. Bệnh  thoái  hóa  cơ  tủy  (Spinal  Muscular Atrophy viết tắt là SMA) là bệnh lý thần kinh cơ  hay  gặp  được  mô  tả  đầu  tiên  bởi  Guido Werdnig năm 1891 [1]. Đây là bệnh di truyền lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường, do đột biến gen SMN nằm ở vị trí q13 trên nhiễm sắc thể  số 5. Các nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh bệnh thoái  hóa  cơ  tủy  trên  thế  giới  đã  chứng  minh: Gen SMN1 mã hóa một protein với đầy đủ chức năng,  gen  SMN2  mã  hóa  protein  khác  kém chức năng hơn do thiếu hụt exon 7, nucleotid C chuyển  thành  T  tại  exon  7  đã  làm  ảnh  hưởng đến quá trình hoàn thiện mRNA gây xóa đoạn exon  này.  Exon  7,  exon  8  đóng  vai  trò  quan trọng với chức năng của protein vì vùng gen này mã  hóa  bởi  phân  tử  protein  có  khả  năng  liên kết với một số protein tương đồng khác (protein neuron specific profilin II..). Đột biến exon 7 và exon  8  làm  giảm  khả  năng  tương  tác  proteinprotein.  Tuy  vậy,  các  nhà  khoa  học  đã chứng minh  rằng  chỉ  có  đột  biến  xóa  đoạn  exon  7 hoặc  cả  hai  exon7  và  exon  8  của  gen  SMN1 mới gây bệnh thoái hóa cơ tủy [2]. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh thoái hóa cơ tủy gây nên do người bệnh nhận gen di truyền từ bố và mẹ dị hợp  tử.  Do  vậy,  việc  chẩn  đoán  bố  và  mẹ  dịhợp  tử  để  phục  vụ  cho  chẩn  đoán  trước  sinh phát  hiện  các  thai  nhi  bất  thường  để  phòng bệnh bằng phương pháp đình chỉ thai chủ động là một lựa chọn được nhiều người đồng thuận. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:  Sử dụng
kỹ  thuật  sinh  học  phân  tử  chẩn  đoán   trước sinh bệnh thoái hóa cơ tủy

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment