Bước đầu đánh giá các phương pháp điều trị chấn thương thanh – khí quản

Bước đầu đánh giá các phương pháp điều trị chấn thương thanh – khí quản

Qua nghiên cứu 26 bệnh nhân chấn thương thanh – khí quản vào điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương và Bệnh viên Trung ương Huế từ tháng 1212007 đến tháng 912009, chúng tôi có một sô’kết luân như sau:
Bệnh nhân đa sô’ là nam giới, tuổi trưởng thành trung bình 34,5, sông ở nông thôn, làm
ruộng. Nguyên nhân gây chấn thương chủ yếu là tai nạn giao thông, tự tử, tai nạn lao động. Chấn thương kín chiếm tỷ lệ gấp hơn ba lần chấn thương hở.
Giai đoạn cấp cứu thì điều trị nội khoa và mở khí quản là xấp xỉ nhau, ở nhóm chấn thương kín thì tỷ lệ điều trị nội khoa là chủ yếu so với can thiệp mở khí quản, tỷ lệ này ngược lại ở nhóm chấn thương hở.
Giai đoạn điều trị chuyên khoa thì tỷ lệ can thiệp ngoại khoa chỉ chiếm một phần ba sô’ trường hợp, tỷ lệ rất thấp ở nhóm chấn thương kín.
Tỷ lệ di chứng cao, đến hơn nửa sô’trường hợp thuộc nhóm chấn thương kín.
1.    ĐẶT VẤN ĐỂ
Chấn thương thanh-khí quản là bênh ít gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên đây là bệnh lý gây tử vong đứng hàng thứ hai sau chấn thương sọ não trong những bệnh lý chấn thương đầu cổ. Bệnh lý này thường bị che đậy bởi những chấn thương khác trong các trường hợp đa chấn thương sọ não, ngực, bụng, nặng nề, dẫn đến chẩn đoán muộn hoặc bỏ sót chẩn đoán vì vậy tỷ lệ tử vong và di chứng cao [6].
Thanh – khí quản có cấu trúc giải phẫu rất phức tạp bao gồm các sụn, cơ và các màng, vì vậy việc điều trị là rất khó khăn và còn nhiều tranh cãi [8].
Nhằm tìm hiểu các phương pháp điều trị hiện tại đang    được    áp    dụng.    Chúng tôi thực
hiện đề tài này nhằm các mục tiêu:
1.    Mô tả các đặc điểm lâm sàng bệnh lý chấn thương thanh-    khí quản.
2.    Đánh giá các phương pháp điều trị hiện nay.
2.    PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu
2.1.    Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp tiến cứu mô tả từng ca có can thiệp.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm tất cả những bênh nhân bị chấn thương thanh – khí quản vào điều trị tại Bênh viên Tai Mũi Họng Trung ương và Bênh viên Trung ương Huế trong khoảng thời gian từ tháng 12/2007 đến tháng 9/2009. Các bênh nhân được chẩn đoán là chấn thương thanh – khí quản kín hoặc hở do các tác nhân từ bên ngoài.
Như vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi loại trừ những bênh nhân bị chấn thương thanh – khí quản nhưng tác động từ bên trong như uống nhầm hóa chất, tổn thương các phẫu thuật vùng cổ gây ra như phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, phẫu thuật thanh quản…

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment