Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch tại bệnh viện lão khoa trung ương
Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới (STMMTCD) là bệnh thường gặp, gây tốn kém, tàn phế và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của phương pháp laser nội tĩnh mạch trong điều trị STMMTCD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 20 bệnh nhân được chẩn đoán STMMTCD theo tiêu chuẩn và phân loại CEAP, được siêu âm Doppler và vẽ bản đồ tĩnh mạch. Cáp quang ELVeS được luồn tới cách chỗ tĩnh mạch hiển đổ vào tĩnh mạch đùi chung khoảng 3-4 cm. Bật máy phóng laser, rút dần cáp quang ra. Quấn băng chun áp lực 30-40mmHg trong vòng 7-10 ngày. Két quả: Phương pháp loại bỏ đoạn tĩnh mạch hiển bị suy với tỷ lệ thành công lên đến 100%, có hiệu quả cao trong việc làm giảm nhẹ hoặc mất hẳn các triệu chứng lâm sàng của bệnh như: đau mỏi bắp chân, giãn TM, phù, viêm và thay đổi màu sắc da, loét. Phương pháp an toàn, không có trường hợp nào bị các biến chứng nặng. Két luận: Laser nội tĩnh mạch là một biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn STMMTCD.
Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới (STMMTCD) là bệnh thường gặp, đặc biệt ở người cao tuổi, nhưng đáng tiếc không được quan tâm đúng mức. Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới chủ yếu là do hở van tĩnh mạch trong các tĩnh mạch hiển. Ở những bệnh nhân suy van tĩnh mạch hiển, bất kể ở giai đoạn nào của suy tĩnh mạch, thì việc điều trị cũng bắt đầu bằng việc loại bỏ những tĩnh mạch bị suy này [1,3,5]. Để loại bỏ tĩnh mạch hiển bị suy, phẫu thuật thường được sử dụng là thắt quai và lấy bỏ tĩnh mạch hiển (kỹ thuật stripping). Có hai kỹ thuật chính là loại bỏ tĩnh mạch hiển bằng laser nội tĩnh mạch (endovenous laser ablation: EVLA) và bằng sóng radio (radiofrequency ablation: EVFA). Các kỹ thuật này có ưu điểm là ít xâm lấn, chỉ cần gây tê tại chỗ, thời gian làm thủ thuật ngắn, bệnh nhân không cần nhập viện, có tỷ lệ thành công cao và ít biến chứng [3, 4, 6, 7]. Từ năm 2010, bệnh viện Lão khoa Trung Ương bắt đầu triển khai kỹ thuật loại bỏ tĩnh mạch hiển bằng laser nội tĩnh mạch. Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
đánh giá hiệu quả điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới bằng kỹ thuật laser nội tĩnh mạch.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng: 20 bệnh nhân được chẩn đoán STMMTCD có triệu chứng lâm sàng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
STNMTCD có các triệu chứng ảnh hưởng
đến chất lượng sống của bệnh nhân (nặng chân, đau chân, chuột rút, ngứa…).
Có những thay đổi ở da và tổ chức dưới da do tăng áp lực tĩnh mạch (chàm hóa, xạm da, xơ cứng da và tổ chức dưới da, teo cơ trắng, loét ổn định hoặc tiến triển, phù). Có chỉ định về mặt thẩm mỹ, có chỉ định về mặt giải phẫu (dòng chảy ngược trong tĩnh mạch hiển > 0,5 giây).
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Loại các bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau
Có thai hoặc đang cho con bú.
Huyết khối mới gây tắc hệ tĩnh mạch sâu chi dưới.Tiền sử dị ứng với thuốc gây tê tại chỗ.
Suy gan thận nặng.
Rối loạn đông máu nặng.
Đang trong tình trạng nhiễm trùng.
Có dòng chảy ngược trong các tĩnh mạch vùng tiểu khung.
Bệnh động mạch chi dưới (không dùng được băng ép sau thủ thuật).
Tĩnh mạch hiển có đường kính nhỏ hơn 4 mm, ngoằn nghoèo và có huyết khối bên trong (khó luồn dây dẫn laser).
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, can thiệp, so sánh trưóc sau điều trị.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Chuẩn bị bệnh nhân
Khám lâm sàng: khai thác các yếu tố liên quan (tiền sử gia đình, nghề nghiệp đòi hỏi đứng lâu, số lần mang thai). Các triệu chứng cơ năng (nặng chân, đau chân, chuột rút về đêm, rối loại cảm giác ở chân). Khám tĩnh mạch, khám ngoài da (phù, nhiễm sắc tố da, viêm da, xơ hóa cứng, loét chân). Đo huyết áp, nhip tim, tính BMI. Làm các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản: công thức máu, đông máu cơ bản, đường huyết, ure, creatinin, bộ mỡ máu, HIV, HbsAg. Khám siêu âm Doppler màu: xác định vị trí, đường đi của các tĩnh mạch, xác định dòng chảy ngược và vị trí tĩnh mạch tổn thương, vẽ bản đồ tĩnh mạch để gây xơ. Phân độ lâm sàng theo phân loại của CEAP để lựa chọn bệnh nhân có STMMTCD từ độ II trở lên.
2.2.2. Tiến hành điều trị
Máy laser ELVeS (Endo Laser System), sử dụng laser diod, bước sóng 980 nm, công xuất 15W của hãng BIOLITEC (Đức). Cáp quang 600 ụm ELVeS.
Tiến hành thủ thuật:
Bệnh nhân được làm siêu âm Doppler hệ tĩnh mạch và vẽ bản đồ tĩnh mạch từ ngày hôm trước.
Gây tê vị trí chọc bằng Lidocain 2%, luồn catheter vào lòng tĩnh mạch, qua đó đẩy dây dẫn đến quai tĩnh mạch hiển (dưới sự hướng dẫn của siêu âm). Luồn cáp quang ELVeS theo dây dẫn. Đầu của cáp quang cách chỗ tĩnh mạch hiển đổ vào tĩnh mạch đùi chung khoảng 3-4 cm. Cố định và đánh dấu vị trí trên dây ELVeS theo độ dài đã xác định để làm cơ sở đặt mức năng lượng đốt cho máy (năng lượng đốt = 60J x chiều dài đoạn TM cần can thiệp (cm). Dùng bơm 20 ml lấy dịch qua dây truyền từ (500ml Nacl 9%o + 2 ống Lidocain 2 %). Bơm vào tổ chức dưới da phía trước và xung quanh đoạn tĩnh mạch cần can thiệp. Bật máy phóng laser, rút dần cáp quang ra. Quấn băng chun áp lực 30-40mmHg (trong 7 ngày) rồi chuyển sang mang tất áp lực trong vòng 3 tháng. Kiểm tra lại lâm sàng và siêu âm vào ngày thứ 3 và ngày thứ 30 sau can thiệp, ghi nhận các kết quả thu được.
Xử lý thống kê: bằng phần mềm SPSS 16.0 của WHO.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích