Bước đầu đánh giá kết quả của phương pháp thụ tinh trong ông nghiêm cho – nhận noãn tại Bênh viên Phụ sản Trung ương
Mục đích: bước đầu đánh giá kết quả của phương pháp thụ tinh trong ông nghiêm cho
– nhận noãn trên cơ sở đó tiến hành một nghiên cứu lớn hơn có giá trị về mặt khoa học và ý nghĩa ứng dụng lâm sàng. Phương pháp: nghiên cứu mô tả hổi cứu ngẫu nhiên 32 cặp cho nhận noãn làm thụ tinh ông nghiêm tại Bênh viên Phụ sản Trung ương trong năm 2007. Kết quả: tỷ lê làm tổ 13,5%, tỷ lê có thai lâm sàng 46,9%, thai diễn tiến 43,8%, sinh sông 31,3%. Tuổi thai khi sinh 36,0 ± 3,46 (tuần), cân nặng khi sinh 2623 ± 814 (gr). Nguy cơ khi mang thai: ra máu âm đạo 33,3%, sẩy thai 26,6%, thai lưu 6,7%, chửa ngoài tử cung 5,9%, tiền sản giật 20%, rau tiền đạo 10%, đái tháo đường thai nghén 0%. Nguy cơ khi sinh: đẻ mổ 90%, thai nhẹ cân 30,8%, thai dị tật 0%, chết chu sinh 7,7%. Kết quả theo tuổi người nhận: tỷ lê có thai giảm và tỷ lê các nguy cơ khi mang thai và khi sinh tăng ở nhóm nhận noãn tuổi > = 40 (p > 0,05). Kết luận: Thụ tinh ông nghiêm cho – nhận noãn là phương pháp hiệu quả tuy nhiên có thể gặp một số nguy cơ khi mang thai và khi sinh ở người nhận. Tuổi người nhận có thể là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng lên kết quả của phương pháp.
ĐẶT VẤN ĐỂ
Em bé đầu tiên được ra đời đầu tiên trên thế giới bằng kỹ thuật thụ tinh trong ông nghiêm cho – nhận noãn năm 1984 tại Monash, úc. Tại Viêt Nam, Bênh viên Phụ sản Từ Dũ là nơi thực hiên ca thụ tinh ông nghiêm xin noãn thành công đầu tiên vào năm 2000 và tiếp theo đó là Bênh viên phụ sản Trung ương vào năm 2002. Cho đến nay trên thế giới và Viêt Nam đã có nhiều triêu cặp vợ chổng vì lý do nào đó mà không thể có con bằng chính noãn của mình đã được thực hiên kỹ thuật này. Ở Viêt Nam có 1 nghiên cứu của Vương Thị Ngọc Lan năm 2000 nhưng chỉ dừng lại ở tỷ lê có thai lâm sàng chưa nghiên cứu sâu về các yếu tô ảnh hưởng cũng như các nguy cơ khi mang thai và khi sinh của người nhận noãn. Trên thế giới, đã có một sô nghiên cứu về kỹ thuật này nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diên kết quả của phương pháp thụ tinh ông nghiêm cho – nhận noãn từ kết quả kích thích buổng trứng ở người cho noãn, kết quả chuẩn bị niêm mạc tử cung ở người nhận noãn cho đến kết quả tạo phôi, kết quả có thai và nguy cơ khi mang thai cũng như khi sinh của người nhận noãn. Để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ bênh nhân, để tìm hiểu kết quả và các yếu tô ảnh hưởng lên kết quả của phương pháp thụ tinh trong ông nghiêm cho nhận noãn tại Bênh viên Phụ sản Trung ương từ đó rút ra kinh nghiêm, nâng cao tỷ lê thành công và mở rộng kỹ thuật này cho các trung tâm thụ tinh trong ông nghiêm (TTTON) khác ở Viêt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Bước đầu đánh giá kết quả của phương pháp thụ tinh trong ông nghiêm cho – nhận noãn tại Bênh viên Phụ sản Trung ương” trên cơ sở đó để tiến hành một nghiên cứu lớn hơn có giá trị về mặt khoa học và ý nghĩa lâm sàng được rút ra từ nghiên cứu trong viêc đánh giá kết quả của phương pháp TTTON cho – nhận noãn.
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐốI TƯỢNG NGHIÊN cứu
Nghiên cứu mô tả hổi cứu ngẫu nhiên trên 32 cặp TTTON cho – nhận noãn được thực hiên tại Bênh viên Phụ sản Trung ương trong năm 2007 được thu nhận vào nghiên cứu với các tiêu chuẩn sau:
– Người cho: < 35 tuổi, xét nghiêm nội tiết bình thường, đã từng có con khoẻ mạnh, đổng ý cho noãn, siêu âm 2 buổng trứng bình thường.
– Người nhận: < 50 tuổi, tử cung có thể mang thai được, có chỉ định xin noãn:
+ Suy buổng trứng do các nguyên nhân + Lớn tuổi, dự trữ buổng trứng giảm + Thất bại TTTON nhiều lần + Tiền sử đáp ứng kém với kích thích buổng trứng + Phụ nữ bất thường nhiễm sắc thể
– Hổ sơ đầy đủ thông tin phục vụ cho nghiên cứu và có thông tin đầy đủ về quá trình mang thai và sinh đẻ trên những bênh nhân có thai.
Các chỉ số được đánh giá: đặc điểm của người cho và cặp vợ chổng nhận noãn, kết quả kích thích buổng trứng ở người cho noãn, kết quả chuẩn bị niêm mạc tử cung ở người nhận noãn, kết quả có thai, nguy cơ khi mang thai và khi sinh của người nhận noãn theo 2 nhóm tuổi < 40 tuổi và > 40. Số liêu thu thập được phân tích và xử lý bằng chương trình Epi – info 6.0 và chương trình SPSS for Win 11.5. Các test thống kê y học được sử dụng để đánh giá mức độ khác biệt có nghĩa thống kê khi p < 0,05
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích