Bước đầu đánh giá kết quả sử dụng 5-fu trong phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điêu trị glôcôm tái phát

Bước đầu đánh giá kết quả sử dụng 5-fu trong phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điêu trị glôcôm tái phát

Glôcôm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù không hổi phục. Điều trị glôcôm bằng phẫu thuật cắt bè củng giác mạc phối hợp sử dụng thuốc chống chuyển hóa 5-Fluorouracil (5-FU) không những đem lại tỷ lệ thành công ngay sau mổ cao đối với từng thể glôcôm mà còn có tác dụng kéo dài thời gian thành công của điều trị. Với khả năng ức chế nguyên bào sợi 5-FU đã ngăn chặn sự tăng sinh xơ gây bít tắc lỗ rò và giúp duy trì nhãn áp ở mức cần thiết. Do đó, phương pháp này đặc biệt được ưu tiên sử dụng cho những bệnh nhân glôcôm có nguy cơ thất bại cao trong đó có gl ô côm tái phát. Tuy nhiên việc sử dụng 5-FU cũng có nguy cơ gây tăng tỷ lệ biến chứng so với phẫu thuật cắt bè đơn thuần.
Tại Việt nam, phẫu thuật cắt bè củng giác mạc có sử dụng thuốc chống chuyển hoá trên những bệnh nhân glôcôm tái phát đã được nghiên cứu từ những năm 1995 với kết quả khá khả quan [1], [2]. Tuy nhiên, thời gian theo dõi của các nghiên cứu này còn bị hạn chế, việc khảo sát kết quả lâu dài cũng như các biến chứng muộn chưa làm được. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu cụ thể sau:
1.    Nghiên cứu hiệu quả của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc có sử dụng 5-FU điếu trị glôcôm
tái phát.
2.    Nhận xét một số chỉ định và chống chỉ định của phương pháp.
2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.    Đối tượng nghiên cứu
Là tất cả các bệnh nhân glôcôm góc đóng, góc mở nguyên phát đã được phẫu thuật lỗ rò nhãn áp không điều chỉnh >22mmHg mặc dù đã sử dụng thuốc tra hạ nhãn áp có nguyên nhân do sẹo xơ (glôcôm tái phát), điều trị tại khoa Glôcôm và khoa G Bệnh viện Mắt Trung ương từ 8/2007 đến 8/2009
2.2.    Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu, theo dõi dọc.
2.2.2.    Phương tiên nghiên cứu
–    Phương tiên phục vụ khám và đânh giá kết quả: bảng thị lực, nhãn áp kế Goldmann, thị trường kế, máy sinh hiển vi, máy soi đáy mắt, kính soi góc tiền phòng.
–    Phương tiên phục vụ điều trị: máy hiển vi phẫu thuật, bộ dụng cụ vi phẫu, thuốc 5 FU, bơm tiêm 1ml, nước muối sinh lý
2.2.3.    Cách thức nghiên cứu
*    Đánh giá trước điều trị: Bênh nhân được khám về chức năng, thực thể cũng như tình trạng toàn thân; khai thác về bênh sử và tiền sử
*    Điều trị phẫu thuật cắt bè củng giác mạc phối hợp sử dụng 5-FU
–    Tiến hành phẫu thuật cắt bè CGM theo quy ước cụ thể.
–    Với nhóm phẫu thuật có áp thuốc 5FU
Sau khi tạo nắp củng mạc, ta đặt 1 miếng Gelasponge kích thước 3 x 4mm có thấm 5FU nồng độ 50mg/ml lên nắp củng mạc, phủ kết mạc lên miếng Gelasponge. Sau 5 phút, lấy bỏ miếng Gelasponge. Rửa sạch 5FU bằng nước muối sinh lý (khoảng 20ml).
–    Với nhóm phẫu thuật có tiêm thuốc 5FU
Tiến hành tiêm 5mg/0,1ml 5-FU dưới kết mạc, cạnh vùng sẹo mổ ngay ngày đầu tiên sau phẫu thuật; với điều kiên nghiêm pháp Seidel (-) sau mổ, độ sâu tiền phòng bình thường hoặc nông độ I. Rửa sạch mắt bằng nước muối sinh lý ngay sau tiêm nhằm loại bỏ thuốc đọng trên bề mặt kết giác mạc.
-Với cả 2 nhóm: ta có thể tiêm 1 mũi 5-FU bổ sung trong vòng 15 ngày đầu tiên sau phẫu thuật khi thấy sẹo không bọng sau mổ áp thuốc hoặc sau mũi tiêm đầu hoặc có xu hướng xơ hóa hoặc nhãn áp bán điều chỉnh.
*    Chăm sóc
–    Dùng kháng sinh đường uống. Tra mắt bằng dung dịch Maxitrol, dung dịch Oflovid 4 – 6 lần/ngày, kéo dài ít nhất 2 tuần sau phẫu thuật.
–    Theo dõi hậu phẫu về tình trạng mép mổ, sự hình thành sẹo bọng, độ sâu tiền phòng và biến
chứng
–    Khi tiền phòng nông: khám xác định có Seidel không, băng ép, tra giãn đồng tử dung dịch atropin 1% 1-2 lần/ ngày. Nếu Seidel âm tính bênh nhân được uống glycerol 50% x 100ml/ ngày trong vài ngày.Trường hợp tiền phòng vẫn không tái tạo, khám lâm sàng và làm siêu âm xem có bong hắc mạc không.
* Đánh giá kết quả sau điều trị Đánh giá tại các thời điểm sau điều trị 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Bao gồm
–    Kết quả chức năng: Thị lực (theo bảng phân loại của WHO 1977), thị trường, nhãn áp.
–    Kết quả thực thể: sẹo bọng, lõm đĩa.
–    Biến chứng
3.    KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1.    Đặc điểm bênh nhân

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment